1. Vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng năm 2024
Năm 2024 là năm tăng tốc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025. Ngay từ đầu năm, các Bộ, ngành và địa phương đã tập trung quyết liệt triển khai các nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 01 năm 2024 của Chính phủ, hướng đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư phát triển tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2024.
Trong quý III năm 2024, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực ở nhiều ngành, lĩnh vực, mặc dù một số ngành đặc biệt là khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bị ảnh hưởng tiêu cực nhất định bởi siêu bão Yayi đầu tháng 9 vừa qua. Đạt được kết quả này là có sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trong việc lãnh đạo, điều hành có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, điểm nghẽn của nền kinh tế. Sức cầu trong nước cũng như hoạt động xuất, nhập khẩu có xu hướng tăng trưởng tích cực thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, mở rộng đầu tư đã tạo Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội chín tháng năm 2024 tăng trưởng khá đạt 6,8%, trong đó nổi bật là vốn khu vực FDI đã tăng 10,7%, cao hơn nhiều so với mức tăng 3,9% của cùng kỳ năm trước; vốn khu vực ngoài nhà nước tăng 7,1%, cùng kỳ năm trước chỉ tăng 2,1%.
Nguồn vốn đầu tư công đã được các Bộ ngành và địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh thực hiện và giải ngân ngay từ các tháng đầu năm. Nhiều Bộ, ngành và địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị, chủ đầu tư thuộc thẩm quyền đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công được giao năm 2024, góp phần tạo việc làm, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành lĩnh vực liên quan, nhằm hỗ trợ cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2024 đạt 55,7% kế hoạch vốn năm 2024, tăng 2,0% so cùng kỳ năm trước. Mặc dù các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án, công trình, nhưng việc thực hiện vốn đầu tư công 9 tháng năm 2024 chưa đạt kỳ vọng (kỳ vọng đạt khoảng từ trên 65% kế hoạch để cả năm đạt trên 95% kế hoạch)
2.Tình hình thực hiện một số dự án và công trình lớn của khu vực Nhà nước của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong 9 tháng năm 2024
Hà Nội:
– Dự án đường vành đai 4 vùng thủ đô, tổng mức đầu tư: 75286 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 2131,8 tỷ đồng.
– Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn – Ga Hà Nội, tổng mức đầu tư: 32910 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 1959,2 tỷ đồng.
– Xây dựng đường vành đai I, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục giai đoạn 1, tổng mức đầu tư: 7211 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 912 tỷ đồng.
– Khu công viên 95 Ha – văn hóa – vui chơi giải trí thể thao quận Hà Đông, tổng mức đầu tư: 1251,2 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 244,5 tỷ đồng.
Xây dựng Cung thiếu nhi Hà Nội, tổng mức đầu tư: 1.376,5 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 198,5 tỷ đồng.
Lào Cai:
– Dự án đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến thị trấn Sa Pa, tổng mức đầu tư: 2518 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 317,9 tỷ đồng.
– Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối, tổng mức đầu tư: 1.490 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 277,8 tỷ đồng.
– Cảng hàng không Sa Pa, tổng mức đầu tư: 1.200 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 248,2 tỷ đồng.
– Xây dựng khu tái định cư cảng hàng không Sa Pa, tổng mức đầu tư: 454,6 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 207,5 tỷ đồng. Xây dựng mới trường thpt chuyên Lào Cai, tổng mức đầu tư: 300 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 180,1 tỷ đồng.
Thái Nguyên:
– Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc, tổng mức đầu tư: 4.204 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 955 tỷ đồng.
– Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dận tộc các tỉnh miền núi trung du phía Bắc, tổng mức đầu tư: 921,2 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 245,5 tỷ đồng.
– Tuyến đường từ Quốc lộ 3 cũ đi tuyến đê Sông Công đoạn thuộc xã Nam Tiến, tổng mức đầu tư: 370 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 197 tỷ đồng. Đường du lịch Sông Công – Núi Cốc, tổng mức đầu tư: 320,1 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 187,5 tỷ đồng.
Quảng Ninh:
Cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên, tổng mức đầu tư: 3667 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 1.837,4 tỷ đồng.
– Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338, tổng mức đầu tư: 9425 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 369,6 tỷ đồng.
– Đường nối cao tốc Hạ Long đến cấu Bạch Đằng, tổng mức đầu tư: 6416 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 325,2 tỷ đồng. Tuyến đường trục chính trung tâm KĐT Cái Rồng giai đoạn II, tổng mức đầu tư: 1896 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 202,6 tỷ đồng.
– Đường nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng (Km 6+700) đến đường tỉnh 331 (giai đoạn 1), tổng mức đầu tư: 1492,3 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 188,4 tỷ đồng.
Hải Phòng:
– Dự án đầu tư trung tâm Chính trị – Hành chính thành phố, hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại Khu đô thị Bắc sông Cấm, tổng mức đầu tư: 2.513,2 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 679 tỷ đồng.
– Dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm hội nghị – biểu diễn thành phố và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại Khu đô thị Bắc sông Cấm, tổng mức đầu tư: 2336,9 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 572,3 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đê biển Nam Đình Vũ khu kinh tế Đình Vũ, tổng mức đầu tư: 2284 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 392,8 tỷ đồng. Dự án Cầu Bến Rừng, tổng mức đầu tư: 1941 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 372 tỷ đồng. Chương trình nông thôn mới huyện Vĩnh Bảo 8 xã thực hiện từ 2023, tổng mức đầu tư: 765 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 353,8 tỷ đồng.
Nam Định:
– Xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định Lạc Quần đường bộ ven biển, tổng mức đầu tư: 5995 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 2.124,5 tỷ đồng. Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Nam Định- Ninh Bình thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình, tổng mức đầu tư: 1.450 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 586 tỷ đồng.
– Xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (giai đoạn II), tổng mức đầu tư: 2.487,5 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 488 tỷ đồng.
Quảng Nam:
– Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E đoạn km 15+270 – km89+700, tổng mức đầu tư: 1.848 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 780,5 tỷ đồng.
– Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hội An, tổng mức đầu tư: 1.858,5 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 646,8 tỷ đồng.
– Đường trục chính từ khu công nghiệp Tam Thăng đi cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai, tổng mức đầu tư: 1.479 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 428,1 tỷ đồng.
– Dự án nối Quốc Lộ 14H đến ĐT 609 C – Đại Lộc, tổng mức đầu tư: 340 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 261,7 tỷ đồng.
– Đường bao Nguyễn Hoàng, tổng mức đầu tư: 551 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 228 tỷ đồng.
Khánh Hoà:
– Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (GĐ I), tổng mức đầu tư: 5.333,3 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 802,1 tỷ đồng.
– Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa, tổng mức đầu tư: 544,6 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 187,1 tỷ đồng.
– Dự án thành phần xây lắp thuộc Dự án Đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT 656 tỉnh Khánh Hòa – kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận, tổng mức đầu tư: 930 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 180 tỷ đồng.
Bình Dương:
– Dự án thành phần 6: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương, tổng mức đầu tư: 6.763,8 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 3.040,8 tỷ đồng.
– Giải phóng mặt bằng Quốc lộ 13 đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố, tổng mức đầu tư: 2.089,1 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 823,1 tỷ đồng.
– Dự án thành phần 5: Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi, tổng mức đầu tư: 2.876 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 641,1 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh:
– Dự án đường vành đai 3 (thành phần 2), tổng mức đầu tư: 11.000 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 4.261 tỷ đồng.
– Dự án metro Bến Thành Suối Tiên, tổng mức đầu tư: 50.757,2 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 1.960,8 tỷ đồng.
– Hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố, tổng mức đầu tư: 998 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 998 tỷ đồng.
– Dự án Vệ sinh môi trường TPHCM – Giai đoạn 2, tổng mức đầu tư: 11.132,9 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 500,5 tỷ đồng.
Xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn – đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, tổng mức đầu tư: 2.000 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 364,8 tỷ đồng.
Bà Rịa-Vũng Tàu:
– Đường nối vào cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu nút giao Vũng vằn đến đường ven biển ĐT 994, tổng mức đầu tư: 5.193,1 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 808,5 tỷ đồng.
– Dự án thành phần 3 xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, tổng mức đầu tư: 4.963,5 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 706,8 tỷ đồng.
– Cầu Phước An, tổng mức đầu tư: 4.877,2 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 569,8 tỷ đồng.
– Bồi thường bổ sung dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn cuối Quốc lộ 51 TP. Vũng Tàu, tổng mức đầu tư: 797 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 448 tỷ đồng.
– Chỉnh trang trục đường Thuỳ Vân, tổng mức đầu tư: 1.094,4 tỷ đồng, ước thực hiện từ đầu năm đến tháng 9: 351,8 tỷ đồng.
3. Một số giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội
Bộ, ngành và địa phương cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau nhằm huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội trong 3 tháng cuối năm 2024:
– Tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, tiếp tục cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và phát triển. Triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 8/8/2024 về các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
– Nhà nước cần khẩn trương ban hành những chính sách miễn, giảm, hoãn thuế đối với các hộ kinh doanh, nuôi trồng, xuất khẩu trong ngành nông nghiệp và thuỷ sản có thêm nguồn lực tái đầu tư, khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cần triển khai ngay chính sách liên quan đến khoanh nợ, hỗ trợ cho vay và giảm lãi suất cho đối tượng vay vốn trong các ngành, lĩnh vực bị thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 đặc biệt trong ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản.
– Bộ ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện các dự án đầu tư công đã được giao vốn, đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, công trình chuyển tiếp, khởi công các công trình, dự án mới đã được phê duyệt đầu tư theo đúng kế hoạch đề ra. Kịp thời chuyển vốn cho những dự án có tiến độ triển khai tốt, giải ngân nhanh, có khả năng hoàn thành trong năm 2024 nhưng chưa được bố trí đủ vốn.
– Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách đã ban hành cũng như ban hành các chính sách mới trong thời gian tới về chính sách tài khóa, tiền tệ thiết thực và cụ thể đến từng đối tượng nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh đặc biệt sau ảnh hưởng tiêu cực của cơn bão yagi đến một số ngành kinh tế, đặc biệt trong ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản.
– Nghiên cứu các chính sách để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực như năng lực công nghệ, chất lượng lao động, quản lý,… Đây là cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tìm đến đặt hàng và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước hoàn thiện quy trình sản xuất, tăng cơ hội liên kết.
– Tập trung rà soát, xử lý nhanh các thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án bất động sản đã đáp ứng đủ điều kiện để các doanh nghiệp sớm triển khai dự án, tăng khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư.
– Tiếp tục có nhiều giải pháp nhằm hạ lãi suất cho vay nhằm tăng khả năng hấp thu vốn cho nền kinh tế, từ đó tăng khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư xã hội.
– Tăng cường công tác phối hợp các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài để kịp thời nắm bắt các khó khăn, điểm nghẽn, đề xuất kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển.
'Thời điểm vàng' để người trẻ sở hữu nhà ở
"Thời điểm vàng" để người trẻ sở hữu căn nhà mơ ước đang mở ra, khi các ngân hàng vào cuộc, có thể vay tới 50 năm với các mức lãi suất thấp nhất trong nhiều năm qua, chỉ từ 3,5%. (26/03/2025)
Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. (25/03/2025)
Bộ Nội vụ: Đề xuất mới về số lượng cấp phó tối đa phù hợp với sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; tiêu chí thành lập, số lượng cấp phó tối đa của người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. (24/03/2025)
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại 9 bộ, cơ quan Trung ương
Sáng 21/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và khó khăn, vướng mắc của các bộ, cơ quan Trung ương trong 2 tháng năm 2025 thuộc Tổ công tác số 7. (21/03/2025)
Học tập suốt đời: Chiến lược giúp Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới
Chính sách miễn học phí từ mầm non đến hết cấp ba và tầm quan trọng của học tập suốt đời... đang nhận được nhiều sự quan tâm và ủng hộ trong xã hội. PGS.TS. Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội đã có những chia sẻ sâu sắc về tác động của các chính sách này đối với sự phát triển của đất nước. (20/03/2025)
Thúc đẩy liên kết giao dịch hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN
Sáng 19/3 tại Hà Nội, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) đã tổ chức tập huấn cho các thành viên kinh doanh, thành viên môi giới của MXV, tập trung vào chủ đề “Phương pháp phân tích thị trường và xây dựng ý tưởng giao dịch”. (19/03/2025)