Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Bờ biển dài hơn 3.260 km với 112 cửa sông, lạch có khả năng phong phú nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của nước ta rất đa dạng và chằng chịt có tới 15 con sông có diện tích lưu vực từ 300 km2 trở lên. Ngoài ra, còn hàng nghìn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường biển là những khu vực có thể phát triển nuôi trồng thủy sản quanh năm. Trong vùng biển có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy sản biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.
Nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoá với các ngành kinh tế khác.
Năm 2010, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 641,9 nghìn ha với sản lượng nuôi trồng đạt 590 nghìn tấn. Đến năm 2010, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.024,3 nghìn ha, tăng 59,6% so với năm 2000, sản lượng nuôi trồng đạt 2.732,3 nghìn tấn, gấp 4,6 lần năm 2000. Năm 2021, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.135 nghìn ha, sản lượng đạt 4.855,4 nghìn tấn, diện tích nuôi trồng chỉ tăng 10,8% so với năm 2010 nhưng sản lượng tăng tới 77,7%. Nhờ vậy mà giá trị sản phẩm thu được trên một ha nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha năm 2010 lên 241,2 triệu đồng/ha năm 2021.
Trong 9 tháng năm 2022, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển do tăng sản lượng các sản phẩm trọng điểm như cá tra, tôm thẻ chân trắng. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 9 tháng năm 2022 ước đạt 3611,2 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp, có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Trong đó, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá tra và nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cá tra và tôm đã trở thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao và là một trong những mặt hàng thủy sản chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế. Sản lượng cá tra 9 tháng năm 2022 ước đạt 1.139,5 nghìn tấn, tăng 10,9% so cùng kỳ năm trước. Nhu cầu tiêu thụ cá tra ngày càng phổ biến trên thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Tính trong 8 tháng năm nay, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, cá tra xuất khẩu sang 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nuôi tôm cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao. Trong 9 tháng năm 2022, sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 533,0 nghìn tấn, tăng 14,3% so cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú ước đạt 202,1 nghìn tấn, tăng 2,8%.
Để nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi cá tra, tôm phát triển bền vững, các địa phương cần: (1) Hình thành vùng nuôi tập trung, đầu tư vốn, kỹ thuật đầy đủ, kiểm soát chặt đầu vào, đầu ra để tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cao, đầu tư vùng nguyên liệu gắn kết với người nuôi để quản lý và kiểm soát giá cả; (2) Đảm bảo đủ giống có chất lượng, giá cả hợp lý, đáp ứng kịp thời vụ nuôi trồng, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong việc chọn, tạo giống mới; (3) Nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi luân canh và nuôi kết hợp nhiều đối tượng nhằm đảm bảo an toàn về môi trường sinh thái; (4) Thực hiện việc xây dựng quy hoạch nuôi thuỷ sản gắn kết với quy hoạch phát triển các hệ thống canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và phát triển các vùng lưu vực sông, vùng bờ biển, các hồ chứa trong một phương thức quản lý chung gọi là quản lý tổng hợp vùng; (5) Tăng cường kiểm soát dịch bệnh và việc sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh, các chất vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản để xây dựng và thực hành rộng rãi tiêu chuẩn nuôi sạch bệnh. Làm tốt những yêu cầu đó, nuôi trồng thủy sản sẽ ngày càng phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều địa phương.
TIN KHÁC
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế quý II/2023 Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng sẽ cải thiện hơn so với quý I/2023. (29/03/2023)
Sự cởi mở và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ
Bất chấp những khó khăn và thách thức dự kiến mà kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm nay, cộng đồng DN Hoa Kỳ vẫn rất tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng và sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam. (22/03/2023)
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp
Tham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp. (22/03/2023)
Mỗi lít xăng RON 95-III và E5 RON 92 giảm 780 đồng, các mặt hàng dầu cũng giảm 800-1.250 đồng từ 15h hôm nay. (21/03/2023)
Tạo hành lang pháp lý để kiểm soát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng
Chiều tối 20/3, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự án Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) (21/03/2023)
Đối thoại, gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức buổi trao đổi với chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp với tinh thần khẩn trương nhằm chủ động bàn các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về hợp đồng mua bán điện. (21/03/2023)