Phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp không chỉ ở việc cải thiện các yếu tố môi trường, mà còn là việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi để tối ưu hóa tài nguyên, cũng như xây dựng năng lực và lợi nhuận bền vững cho toàn bộ chuỗi giá trị. Hiểu được nhu cầu của mỗi phân khúc chăn nuôi, Tập đoàn De Heus luôn linh hoạt xây dựng các giải pháp để mỗi khách hàng đều có thể phát triển trang trại của mình trên toàn cầu một cách bền vững.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn De Heus tại Việt Nam, cho biết, hiện nay tập đoàn De Heus đang là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam cung cấp dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi và đang xây dựng các chuỗi liên kết. Ảnh: Báo Dân Việt

Tại buổi tọa đàm trực tuyến: “Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh” do Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức ngày 22/10/2024, ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn De Heus – một Tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và cung cấp giống gia cầm, gia súc đã có mặt hơn 15 năm… tại Việt Nam cho biết, hiện nay tập đoàn De Heus đang là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam cung cấp dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi và đang xây dựng các chuỗi liên kết.

Cụ thể, ông Nguyễn Quang Hiếu chia sẻ, De Heus luôn đặt mục tiêu đầu tư hay hoạch định chiến lược kinh doanh được xây dựng trên trụ cột của chiến lược và tầm nhìn chung về phát triển bền vững của Tập đoàn, thông qua đó sẽ tập trung đến việc xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất cho người chăn nuôi, mang đến thực phẩm sạch, an toàn tại các quốc gia mà De Heus có mặt, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, Tập đoàn đã xây dựng các trang trại, nhà máy thân thiện với môi trường, hướng đến tương lai bền vững với tiêu chí lấy phát triển bền vững làm kim chỉ nam cho tất cả hoạt động kinh doanh của mình, luôn cố gắng đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn xanh, sạch và thân thiện với môi trường. Đáp ứng những tiêu chuẩn của các chính quyền địa phương về chất lượng nguồn nước, xả thải, …

Hiện nay,  De Heus cũng đang tập trung sản xuất con giống với sản lượng mỗi năm, cung cấp cho thị trường khoảng 20.000 -30.000 heo nái. Dự kiến trong 5 năm tới De Heus sẽ cung cấp ra thị trường Việt Nam 150.000 heo nái/năm. Về gia cầm, tập đoàn De Heus đang cung cấp khoảng 55 triệu con gà giống/năm, trong 5 năm tới, cung cấp 100 triệu con.

Về thức ăn chăn nuôi, sản lượng của tập đoàn đạt khoảng 3 triệu tấn thức ăn, thủy sản, gia súc, gia cầm mỗi năm. Hiện nay, De Heus đang tập trung xây dựng chuỗi liên kết, mục tiêu mang đến giá trị tối ưu nhất cho chăn nuôi. Đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ cho các mắt xích trong chuỗi liên kết.

Chính vì vậy, để đảm bảo về môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và phát triển bền vững De Heus đã và đang tiến hành xử lý chất thải, kiểm soát khí nhà kính rất sát sao.

Một thực tế đặt ra là công ty cũng như các doanh nghiệp, người chăn nuôi cũng gặp phải không ít khó khăn bên cạnh những thuận lợi. Trong đó, vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi heo là nổi cộm. Bởi vì thực tế, để xử lý được đúng quy trình đòi hỏi chi phí cao, công nghệ hiện đại. Đồng thời, phải ngay từ đầu ở khâu thiết kế chuồng trại phải tính đến yêu cầu này, tiếp đến là xây dựng quy trình cho quá trình vận hành, quản lý áp dụng các công nghệ hiện đại.

Vì mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và hướng đến Net Zero, trong thời gian tới, De Heus sẽ đẩy mạnh đầu tư và sử dụng các công nghệ hiện đại nhất cho các trang trại và các nhà máy trong hệ thống của mình”, ông Hiếu chia sẻ.

De Heus đã xây dựng các trang trại, nhà máy thân thiện với môi trường, hướng đến tương lai bền vững với tiêu chí lấy phát triển bền vững làm kim chỉ nam cho tất cả hoạt động kinh doanh của mình, luôn cố gắng đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn xanh, sạch và thân thiện với môi trường – Ảnh: VGP/LN

Kinh nghiệm từ Hà Lan
Ngành chăn nuôi đã và đang góp phần quan trọng vào an ninh dinh dưỡng quốc gia, tạo sinh kế gần 10 triệu hộ gia đình trên cả nước, với đóng góp 25,2% vào GDP nông nghiệp đồng thời ngành chăn nuôi cũng là ngành có vai trò quan trọng trong hành trình thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nền nông nghiệp phát triển để vận dụng vào quá trình phát triển xanh, sạch của Việt Nam cũng là một trong những giải pháp hiệu quả cả  tầm vĩ mô và vi mô.

Kinh nghiệm từ ngành chăn nuôi của Hà Lan, ông Nguyễn Quang Hiếu, đánh giá, ngay từ năm 1960, Hà Lan đã áp dụng các quy định cho chăn nuôi rất bài bản, chặt chẽ. Theo đó, Hà Lan chia các loại giống vật nuôi khác nhau và có chính sách, quy định riêng cho mỗi loại vật nuôi rất chặt chẽ. Họ quy định số lượng trên đơn vị diện tích rất rõ ràng. Bên cạnh đó, hệ thống thu gom chất thải của họ rất bài bản. Chất thải không xử lý tại trang trại mà có các doanh nghiệp thu gom, xử lý riêng, chất thải của heo được thu gom làm khí sinh học dùng lò sưởi dùng trong chăn nuôi, trại gà…

Đối với chăn nuôi bò, 1ha chỉ nuôi 1,2 đến 1,5 con bò, quy định này đảm bảo diện tích để hấp thu chất thải từ bò thải ra. Hà Lan cũng đầu tư kinh phí cho các nhà khoa học nghiên cứu ra các giải pháp xử lý chất thải cho chăn nuôi rất hiệu quả.

Trong các năm gần đây, Hà Lan đã và đang ban hành các chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh. Họ ban hành thuế bảo vệ môi trường, quy định về các giấy phép chăn nuôi chặt chẽ, mới đây vấn đề này đã gây ảnh hưởng, xáo trộn tương đối lớn cho ngành chăn nuôi ở đây.

Chỉnh phủ và người dân Hà Lan đang chung tay để cùng xây dựng ngành chăn nuôi theo chuỗi liên kết rất bài bản và bảo vệ môi trương, giảm lượng khí nhà kính trong chăn nuôi. Nếu không đảm bảo môi trường trong chăn nuôi, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế rất cao lên đến 15%/doanh thu.

Nguồn: Lê Nguyễn – baochinhphu.vn


Kế hoạch tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng cục Thống kê lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025-2030

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024; Kế hoạch số 182-KH/ĐUK ngày 29/7/2024 và Kế hoạch số 273-KH/ĐUBKHĐT ngày 16/9/2024, BCH Đảng bộ TCTK ban hành Kế hoạch tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng cục Thống kê lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025-2030. (08/11/2024)

Saigon Co.op xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ

Ngày 23/10, Công ty TNHH MTV phân phối Saigon Co.op (SCD) và Công ty STC Natural Vina tiến hành bàn giao hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ. (24/10/2024)

Thái Nguyên hướng đến chuyển đổi xanh

Để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu, chủ động nắm bắt cơ hội của quá trình chuyển đổi carbon thấp, UBND tỉnh Thái Nguyên đang triển khai kế hoạch hành động tăng trưởng xanh để thực hiện hiệu quả phương án bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu và mục tiêu tăng trưởng xanh. (23/10/2024)

De Heus góp phần vào phát triển chăn nuôi bền vững để hướng tới Net Zero

Phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp không chỉ ở việc cải thiện các yếu tố môi trường, mà còn là việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi để tối ưu hóa tài nguyên, cũng như xây dựng năng lực và lợi nhuận bền vững cho toàn bộ chuỗi giá trị. Hiểu được nhu cầu của mỗi phân khúc chăn nuôi, Tập đoàn De Heus luôn linh hoạt xây dựng các giải pháp để mỗi khách hàng đều có thể phát triển trang trại của mình trên toàn cầu một cách bền vững. (22/10/2024)

PV GAS tăng tốc, đẩy mạnh mô hình kinh doanh tích hợp

Tại Hội nghị kinh doanh và phát triển thị trường khí được tổ chức tuần qua tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Tổng Giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong khẳng định nhanh chóng tăng tốc, đẩy mạnh mô hình kinh doanh tích hợp phù hợp với Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh các sản phẩm khí mới ban hành, với mục tiêu cao nhất là đưa PV GAS tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững. (21/10/2024)

Diễn đàn Đa phương MSF 2024: Lần đầu tiên vinh danh sáng kiến công nghệ số vì nhóm yếu thế

Ngày 18/10, tại Hà Nội, Samsung Việt Nam phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Diễn đàn Đa phương (MSF) 2024. (19/10/2024)

Xem thêm