Sáng ngày 29/9/2022, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2022. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng chủ trì cuộc họp báo. Tại buổi Họp báo, Bà Nguyễn Thị Hương đã công bố những vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam trong quý III và 9 tháng năm 2022. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước do quý III/2021[1] là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tính chung 9 tháng năm 2022, GDP tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả.

Kinh tế – xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta đã khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xảy ra như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa…

 Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong 9 tháng năm 2022 như sau:

          – Tổng sản phẩm trong nước (GDP): + 8,83%

          – Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 9,6%

          – Số doanh nghiệp thành lập mới: 112.791doanh nghiệp

          – Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: + 21,0%

          – Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội: + 12,5%

          – Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 17,3%

          – Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: + 13,0%

          – Xuất siêu: 6,52 tỷ USD

          – Khách quốc tế đến Việt Nam: +1535,4%

          – Chỉ số giá tiêu dùng bình quân: + 2,73%

          – Lạm phát cơ bản: + 1,88%

          – Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: 51,6 triệu người

          – Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc: 50,5 triệu người

          – Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi: 2,35%

          – Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi: 2,29%

Khái quát lại, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, nhưng tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta đã đạt được kết quả tích cực ở hầu hết các lĩnh vực. Đó là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Nền kinh tế đạt mức tăng 8,83%, đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng so với các nước trong khu vực và trên thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng trưởng khá cao khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

[1] Tốc độ tăng GDP quý III/2021 giảm 6,03% so với cùng kỳ năm trước.

TIN KHÁC

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế quý II/2023 Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng sẽ cải thiện hơn so với quý I/2023. (29/03/2023)

Sự cởi mở và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ

Bất chấp những khó khăn và thách thức dự kiến mà kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm nay, cộng đồng DN Hoa Kỳ vẫn rất tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng và sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam. (22/03/2023)

Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp

Tham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp. (22/03/2023)

Mỗi lít xăng RON 95-III và E5 RON 92 giảm 780 đồng, các mặt hàng dầu cũng giảm 800-1.250 đồng từ 15h hôm nay. (21/03/2023)

Tạo hành lang pháp lý để kiểm soát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng

Chiều tối 20/3, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự án Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) (21/03/2023)

Đối thoại, gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức buổi trao đổi với chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp với tinh thần khẩn trương nhằm chủ động bàn các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về hợp đồng mua bán điện. (21/03/2023)

Xem thêm