TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CẬP NHẬT TRONG PHƯƠNG ÁN TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG THỜI KỲ 2009-2014
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu thống kê phản ánh mức độ biến động qua thời gian về giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.
Để tính chỉ số giá tiêu dùng, Tổng cục Thống kê phải xác định danh mục các loại hàng hoá và dịch vụ (“rổ” hàng hóa) tiêu dùng phổ biến của người dân (được gọi là danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện) và thu thập giá hàng tháng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ trong danh mục này.
Do mức tiêu dùng mỗi loại hàng hoá, dịch vụ không giống nhau, vì vậy, Chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng phương pháp bình quân gia quyền giữa biến động giá của mỗi nhóm hàng hoá, dịch vụ trong danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện với quyền số là tỷ trọng mức tiêu dùng tương ứng của chúng trong tổng mức chi tiêu dùng cho đời sống hàng ngày của người dân (Tỷ trọng này dựa trên kết quả Khảo sát mức sống hộ gia đình và Điều tra quyền số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê tiến hành).
Từ khi Đảng và Chính phủ thực hiện chính sách “Đổi mới” đến nay, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển nhanh, hàng hóa và dịch vụ tạo ra trong nền kinh tế đa dạng với chất lượng và mẫu mã sản phẩm luôn được nâng cao và đổi mới; đời sống của người dân được cải thiện, dẫn tới cơ cấu chi tiêu dùng thay đổi qua các năm, điều này đòi hỏi Tổng cục Thống kê phải cập nhật danh mục mặt hàng đại diện, điều tra để xác định quyền số chi tiêu dùng cuối cùng của người dân theo định kỳ 5 năm/lần.
Chỉ số giá tiêu dùng được Tổng cục Thống kê tính và công bố lần đầu vào năm 1998 (trước đó là chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ) với gốc so sánh được chọn là năm 1995.
Năm 2001, Tổng cục Thống kê cập nhật danh mục mặt hàng đại diện và quyền số chi tiêu dùng cuối cùng để tính Chỉ số giá tiêu dùng; năm gốc so sánh được chọn là năm 2000.
Năm 2006, Tổng cục Thống kê cập nhật danh mục mặt hàng đại diện và quyền số để tính Chỉ số giá tiêu dùng; năm gốc so sánh được chọn là năm 2005.
Tháng 10 năm 2009, Tổng cục Thống kê đã tiến hành cập nhật quyền số và danh mục mặt hàng đại diện, lấy năm 2009 làm năm gốc so sánh.
Dưới đây là một số nội dung chủ yếu được cập nhật trong phương án tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014.
1/ Danh mục mặt hàng đại diện
Để xây dựng Danh mục mặt hàng đại diện dùng trong điều tra giá lần này, Tổng cục Thống kê đã tiến hành khảo sát thị trường tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Tổng cục Thống kê đã loại một số loại hàng hoá không còn phổ biến tiêu dùng và bổ sung thêm những mặt hàng mới, nay đã trở nên phổ biến tiêu dùng. Tổng số mặt hàng đại diện trong “rổ” hàng hoá thời kỳ 2009-2014 là 572 mặt hàng (tăng 78 mặt hàng so với “rổ” hàng hoá kỳ trước).
Giá vàng và đô la Mỹ trên thị trường tự do vẫn được thu thập để tính chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ.
2/Quyền số
Quyền số dùng để tính CPI cho thời kỳ 2009-2014 được xây dựng từ kết quả của Khảo sát mức sống hộ gia đình và Điều tra quyền số chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 2008.
Căn cứ vào số liệu của các cuộc điều tra, Tổng cục Thống kê đã tổng hợp các loại quyền số để tính CPI ở cấp tỉnh, cấp vùng và toàn quốc, trong đó đối với nhóm hàng cấp I – Hàng ăn và dịch vụ ăn uống được tách chi tiết theo 3 nhóm hàng cấp II (lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình), tăng thêm 01 nhóm hàng cấp I so với quyền số các thời kỳ trước do tách riêng nhóm hàng Giao thông và nhóm hàng Bưu chính viễn thông.
Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014 của toàn quốc
Mã
C |
Các nhóm hàng và dịch vụ
Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng |
Quyền số (%)
100,00 |
|
01 | I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống | 39,93 | |
011 | 1. Lương thực | 8,18 | |
012 | 2. Thực phẩm | 24,35 | |
013 | 3. Ăn uống ngoài gia đình | 7,40 | |
02 | II. Đồ uống và thuốc lḠ| 4,03 | |
03 | III- May mặc, mũ nón, giầy dép | 7,28 | |
04 | IV- Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD | 10,01 | |
05 | V- Thiết bị và đồ dùng gia đình | 8,65 | |
06 | VI- Thuốc và dịch vụ y tế | 5,61 | |
07 | VII- Giao thông | 8,87 | |
08 | VIII- Bưu chính viễn thông | 2,73 | |
09 | IX- Giáo dục | 5,72 | |
10 | X- Văn hoá, giải trí và du lịch | 3,83 | |
11 | XI- Hàng hoá và dịch vụ khác | 3,34 |
- Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam thời kỳ 2009-2014 được tính theo công thức Laspeyres phù hợp với thông lệ quốc tế và công thức áp dụng tính CPI của các thời kỳ trước:
4. Công bố chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước, của 6 vùng kinh tế, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thời kỳ 2009-2014 được công bố hàng tháng theo các tiêu thức sau:
- Chỉ số giá chung, chỉ số giá 11 nhóm cấp I và 3 nhóm cấp II (lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình) và chia theo khu vực thành thị, khu vực nông thôn;
- Theo 5 gốc so sánh: Năm gốc 2009, cùng kỳ năm trước, tháng 12 năm trước, kỳ trước; và chỉ số giá bình quân cùng kỳ;
Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ không bao gồm trong chỉ số giá tiêu dùng và được công bố hàng tháng cùng với chỉ số giá tiêu dùng./.