Sản xuất công nghiệp tháng Năm tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực hơn so với tháng trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Năm ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung năm tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước[1].

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2024 ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,4%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%; riêng ngành khai khoáng giảm 9,4 %;

Tính chung năm tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,6%), đóng góp 6,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,2%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,9%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 5,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,4%), làm giảm 0,8 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất năm tháng đầu năm 2024 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 24,0%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 20,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,6%; sản xuất kim loại tăng 13,2%; dệt và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí cùng tăng 12,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 5,8%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,4%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm so với cùng kỳ năm trước: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 11,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,0%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 1,7%; khai thác than cứng và than non giảm 1,3%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 55 địa phương và giảm ở 8 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao[2]. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm[3]

[1] Tốc độ tăng chỉ số IIP tháng 5/2024 so với tháng trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn là: Quảng Ngãi tăng 86,3%; Bắc Ninh tăng 13,1%; Đồng Nai tăng 1,9%; Hà Nội tăng 1,8%; Bình Dương tăng 1,3%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,1%.

[2] Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp năm tháng đầu năm các năm 2020-2024 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 1,7%; 10,0%; 8,1%; -2,0%; 6,8%.

[3] Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Phú Thọ tăng 31,2%; Bắc Giang tăng 24,9%; Bình Phước tăng 14,8%; Hải Phòng tăng 14,4%. Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Khánh Hòa gấp 5,4 lần; Trà Vinh tăng 95,9%; Thanh Hóa tăng 33,3%; Hải Dương tăng 21,1%.

[4] Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm tháng đầu năm 2024 tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: Hà Tĩnh giảm 9,0%; Cà Mau giảm 2,5%; Hà Giang tăng 0,4%; Bắc Ninh tăng 0,05%. Các địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện năm tháng đầu năm 2024 giảm so với cùng kỳ năm trước: Sơn La giảm 40,1%; Hòa Bình giảm 27,7%; Quảng Ngãi giảm 19,9%; Gia Lai giảm 4,1%.


Chuyển đổi số - Động lực quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới". (03/09/2024)

Đề xuất 7 hành vi bị cấm trong quản lý đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó có đề xuất các hành vi bị cấm trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (26/08/2024)

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt tăng mạnh

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch qua (19-25/8) đẩy chỉ số MXV-Index tăng 1,4% lên 2.135 điểm. (26/08/2024)

Ngành giáo dục tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhất mục tiêu

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mong mỗi cán bộ quản lý, mỗi thầy giáo, cô giáo và nhân viên toàn ngành tiếp tục nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành giáo dục để đưa giáo dục Việt Nam tiếp tục đổi mới, phát triển. (24/08/2024)

Du lịch bứt tốc, kỳ vọng đà phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng

Trong bối cảnh du lịch đang phục hồi mạnh mẽ, các chuyên gia cho biết bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang có nhiều điểm thuận lợi cả phía cung và phía cầu, cũng như giá bán. Kỳ vọng phân khúc này sẽ chuyển biến tốt hơn trong thời gian tới. (23/08/2024)

Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước về công tác bảo hiểm y tế

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, chiều 22/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Theo đó, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. (23/08/2024)

Xem thêm