Năm 2024 là năm tăng tốc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025. Ngay từ đầu năm 2024, các Bộ ngành và địa phương đã tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 01/2024 của Chính phủ, hướng đến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư phục hồi, phát triển tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Trong quý I/2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Công điện số 01/CĐ-TTg ngày 01/01/2024 và Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình hạ tầng giao thông, tập trung đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Các Bộ ngành và địa phương đã tập trung chỉ đạo, phân giao sớm  kế hoạch vốn đầu tư công 2024 được phê duyệt đến từng dự án, công trình nhằm đảm bảo các dự án đủ điều kiện sẽ thực hiện ngay trong những tháng đầu năm 2024. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án kịp thời tập trung triển khai thực hiện các dự án, công trình được giao kế hoạch vốn năm 2024, đặc biệt là các dự án chuyển tiếp, các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2024. Tuy nhiên, các tháng đầu năm còn tập trung vào việc phân giao kế hoạch vốn, và có kỳ nghỉ tết Nguyên tán, một số vướng mắc khó khăn đặc biệt trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa được xử lý triệt để nên  đã tác động nhất định làm chậm tiến độ thực hiện nguồn vốn đầu tư công.

Các bộ, ngành và địa phương xác định nhiệm vụ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cần nỗ lực tập trung triển khai thực hiện, phấn đấu đảm bảo thực hiện và giải ngân đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tình hình thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội trong quý I/2024 như sau :

 –  Kết quả đạt được: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 theo giá hiện hành ước đạt 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2 % so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước ước đạt 162,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,5% tổng vốn, tăng 4,9%; Vốn khu vực ngoài nhà nước ước đạt 340,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,5%, tăng 4,2%; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 110,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,0%, tăng 8,9%. Trong tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện quý I/2024 ước đạt 97748,4 tỷ đồng, bằng 13,9% kế hoạch năm và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức đạt kế hoạch năm cao nhất trong các quý I từ năm 2019 đến nay: Năm 2019 đạt 13,3%; năm 2020 đạt 11,8%; năm 2021 đạt 13,7%; năm 2022 đạt 12,9%; năm 2023 đạt 12,9%. Kết quả này đã thể hiện sự chuyển biến tích cực trong việc đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ các tháng đầu năm 2024, khẳng định sự quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực quyết tâm của các Bộ ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công.

 – Về tăng cường chỉ đạo:  Ngay trong quý I/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Công điện số 01/CĐ-TTg ngày 01/01/2024 và Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 nhằm chỉ đạo tập trung phân bổ và thực hiện, giải ngân nguồn vốn đầu tư công.

– Về triển khai thực hiện: Các Bộ ngành và địa phương đã tập trung chỉ đạo, phân giao sớm  kế hoạch vốn đầu tư công 2024 được phê duyệt đến từng dự án, công trình để các dự án đủ điều kiện sẽ thực hiện ngay trong những tháng đầu năm 2024. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án kịp thời tập trung triển khai thực hiện các dự án/công trình được giao kế hoạch vốn năm 2024.

– Tính đặc thù thực hiện vốn đầu tư công của quý 1 các năm: Thực hiện nguồn vốn đầu tư công có tính mùa vụ, quý I thường thực hiện thấp nhất so với các quý trong năm, vì trong quý I các bộ ngành và địa phương cần tập trung phân giao kế hoạch vốn đến từng dự án, công trình đủ điều kiện; các dự án khởi công mới cần thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư; quý I có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Các yếu tố này đã ảnh hưởng nhất định đến tiến độ thực hiện chung, nên tỷ lệ thực hiện quý I luôn có xu hướng thấp nhất so với các quý còn lại. Vốn đầu tư công thực hiện sẽ được đẩy nhanh từ quý II, nhiều công trình, dự án triển khai tốt sẽ có khả năng thực hiện hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 được giao.

Việc Chính phủ đã ban hành và triển khai kịp thời nhiều chính sách, giải pháp phù hợp để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua cũng như vượt qua sóng gió của đại dịch Covid-19, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì, ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đã tạo niềm tin vững chắc đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam cũng như các nhà đầu tư mới đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới đã yên tâm rót vốn đầu tư, gia tăng vốn đầu tư tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI đã ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng đầu tư đặc biệt là khi thị trường thế giới dần có dấu hiệu phục hồi. Lạm phát bắt đầu có dấu hiệu giảm dần tại nhiều nền kinh tế lớn, là  điều kiện cho các chính sách tiền tệ nới lỏng hơn nhằm kích thích kinh tế, kính thích hoạt động đầu tư nước ngoài.

 Việc thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội đã có những tín hiệu tích cực, tuy nhiên cần có một số giải pháp để thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa vốn đầu tư toàn xã hội các quý tiếp theo của năm 2024

 – Các Bộ ngành và địa phương cần tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, tiếp tục cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đặc biệt là khâu thực thi các thủ tục sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường, hải quan. Thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và phát triển; củng cố niềm tin của thị trường cần có những biện pháp bảo đảm an toàn thị trường để các nhà đầu tư tư nhân đã gia nhập thị trường sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư, còn các nhà đầu tư tiềm năng thì sẵn sàng đưa vốn ra nhập thị trường;

– Ban hành các chính sách phù hợp để thích ứng hiệu quả, linh hoạt trước tác động của thuế tối thiểu toàn cầu, đảm bảo niềm tin của nhà đầu tư và duy trì sự hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam;

 – Rà soát, điều chỉnh chính sách thu hút FDI phù hợp với xu hướng đầu tư toàn cầu, đặc biệt quan tâm đến các ngành có khả năng đóng góp cho tăng trưởng xanh, chuyển đổi số như năng lượng tái tạo, xử lý rác thải, phát triển đô thị xanh, nông nghiệp sạch, nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo.

– Bộ ngành cần nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện các chính sách đã ban hành cũng như ban hành các chính sách mới trong thời gian tới về chính sách tài khóa, tiền tệ thiết thực và cụ thể đến từng đối tượng nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phục hồi, ổn định, tiếp tục rót vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;

 – Thực hiện quyết liệt, thực chất, có hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước gắn với đổi mới quản trị theo các chuẩn mực tiên tiến; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm tạo tiền để quan trọng để thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư FDI.

– Chú trọng nghiên cứu và ban hành các giải pháp, chính sách hỗ trợ  khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ như nhóm giải pháp hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, quản trị,… từ đó đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân.

– Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng để có mặt bằng sạch triển khai thực hiện dự án; Đồng thời chú trọng công tác chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt thiết kế, dự án, thủ tục đấu thầu, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để có khối lượng giải ngân, tập trung hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán vốn ngay từ các tháng đầu năm, không để dồn đến cuối năm;

– Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo sát sao chủ đầu tư tập trung triển khai thực hiện các dự án đã được giao vốn, đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, công trình chuyển tiếp, khởi công các công trình, dự án mới đã được phê duyệt đầu tư theo đúng kế hoạch đề ra;

– Xây dựng quy chế yêu cầu các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án thường xuyên báo cáo cơ quan cấp trên tiến độ triển khai và giải ngân của từng dự án, kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc. Đối với những dự án thực hiện không đúng tiến độ, giải ngân chậm thì cần kịp thời điều chỉnh để chuyển vốn cho những dự án có tiến độ triển khai tốt, giải ngân nhanh, có khả năng hoàn thành trong năm 2024 nhưng chưa được bố trí đủ vốn, đảm bảo thực hiện và giải ngân 95% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024;

– Cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại đa kênh, kết nối giao thương đa hình thức, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, từ đó thúc đẩy thu hút đầu tư.

  – Tăng cường công tác phối hợp các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, tập trung giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư, tạo động lực để tăng trưởng thu hút các nguồn đầu tư mới cũng như các nguồn vốn mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh.

 – Liên kết đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của doanh nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.

– Hỗ trợ đồng bộ cho việc thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực có tiềm năng, tạo sự bứt phá như công nghệ cao, bán dẫn, đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện tối đa và khuyến khích các doanh nghiệp triển khai hoạt động R&D hoặc hợp tác chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

– Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết về hạ tầng, đất sạch, năng lượng, nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút những dự án đầu tư tiềm năng.


Bộ Xây dựng cam kết bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết

(Chinhphu.vn) - Bộ Xây dựng vừa có Quyết định số 383/QĐ-BXD ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025. (14/04/2025)

Thời điểm vàng cho Việt Nam, EU hợp tác vượt qua thách thức kinh tế toàn cầu

(Chinhphu.vn) - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, ông Julien Guerrier gợi ý, EU và Việt Nam nên biến thách thức từ mức thuế quan mới của Mỹ thành cơ hội để tạo thêm lợi ích cho thương mại và đầu tư giữa hai bên. (11/04/2025)

Giá xăng dầu giảm sâu, tác động đến ngành nào?

(Chinhphu.vn) - Việc giá xăng dầu giảm mạnh sẽ đem lại lợi ích cho rất nhiều doanh nghiệp cũng như người dân. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng dầu giảm lại không hẳn là tin tốt. (10/04/2025)

Giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp kỳ vọng đạt trên 4%

(Chinhphu.vn) - Ngành Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng 4% trong năm 2025, đồng thời hướng tới kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản (NLTS) đạt 65 tỷ USD, thậm chí chạm mốc 70 tỷ USD. (02/04/2025)

Tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi

Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng cho người nghi mắc sởi và người mắc bệnh sởi. (30/03/2025)

Hiện thực hóa những chính sách mới, tạo bước đột phá cho thị trường khoa học và công nghệ

Các nhà khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý đã cùng thảo luận để tìm ra hướng đi hiệu quả nhằm hiện thực hóa những chính sách mới, đặc biệt là Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 193/2025/QH15, tạo bước đột phá cho thị trường khoa học và công nghệ. (29/03/2025)

Xem thêm