Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tính tới 20/12/2023, ước tính đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước, tăng nhẹ 0,6 điểm phần trăm so với 11 tháng năm 2023. Xuất khẩu (kể cả dầu thô) của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 258,8 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm trước, chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 256,9 tỷ USD, giảm 6,1%, chiếm 72,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 210 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm trước và chiếm 64,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm trong năm 2023, khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu gần 48,8 tỷ USD kể cả dầu thô và gần 46,9 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 21,9 tỷ USD.

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài hơn 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh giảm thì vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần tăng mạnh hơn so với năm trước. Cụ thể:

Đầu tư mới: Có 3.188 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 56,6% so với năm trước), tổng vốn đăng ký đạt gần 20,19 tỷ USD (tăng 62,2% so với năm trước).

Điều chỉnh vốn: Có 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 14% so với năm trước), tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD (giảm 22,1% so với năm trước).

Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: Có 3.451 giao dịch GVMCP của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 3,2% so với năm trước), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 8,5 tỷ USD (tăng 65,7% so với năm trước).

Hình 1:Vốn đầu tư nước ngoài các năm 2019 – 2023

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với năm trước. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với năm trước. Các ngành sản xuất, phân phối điện; tài chính ngân hàng xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,37 tỷ USD (tăng 4,9%) và gần 1,56 tỷ USD (gấp gần 27 lần). Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 33,7%) và điều chỉnh vốn (chiếm 54,8%). Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn mua cổ phần (chiếm 41,5%).

Hình 2: Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo ngành kinh tế

 

Trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Xin-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với năm trước; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 6,57 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư, tăng 37,3% so với năm trước. Đặc khu hành chính Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,68 tỷ USD, chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư, gấp 2,1 lần so với năm trước. Tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…

Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,2%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 27,8%).

Hình 3:  Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo đối tác

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2023. TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về vốn đầu tư thu hút được với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5,85 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 48,5% so với năm trước năm 2022. Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,26 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 66,2% so với năm trước. Tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh đạt 3,11 tỷ USD, chiếm 8,5% và tăng 31,3% Bắc Giang đạt 3,01 tỷ USD, chiếm 8,2%, tăng 148,3%…

Nếu xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (37,7%), số lượt dự án điều chỉnh (23,5%) và góp vốn mua cổ phần (67,1%).

Hình 4: Đầu tư nước ngoài năm 2023 phân theo địa phương

– Vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài tăng 3,5 % so với năm trước là kết quả của sự đồng hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động tiếp cận, nắm bắt, tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý đang cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp ổn định và cải thiện sản xuất kinh doanh.

– Tổng vốn đầu tư đăng ký tăng mạnh và đạt mức tăng cao nhất kể từ đầu năm, tăng 32,1% so với năm trước và tăng 17,3 điểm phần trăm so với 11 tháng. Vốn đầu tư mới tăng mạnh cả về vốn đầu tư (tăng 62,2%) cũng như số dự án đầu tư mới (tăng 56,6%), tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài(cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,…) như Thành phố  Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai. Riêng 10 địa phương này đã chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% số vốn của cả nước trong năm 2023.

Vốn đầu tư điều chỉnh dù vẫn giảm so với năm trước song mức giảm đã được cải thiện hơn[1]. Dù giảm về vốn, song số dự án điều chỉnh vốn vẫn duy trì mức tăng so với năm trước (tăng 14%) khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam và tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu.

– Các nhà đầu tư đến từ Châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn về tổng vốn đầu tư (Xin-ga-po, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan). Riêng 6 đối tác này đã chiếm hơn 81,4% tổng vốn đầu tư của cả nước trong năm 2023.

– Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tuy giảm song mức xuất siêu ngày càng tăng. Lượng xuất siêu bù đắp phần nhập siêu của khu vực doanh nghiệp trong nước. Với mức xuất siêu gần 48,8 tỷ USD kể cả dầu thô và gần 46,9 tỷ USD không kể dầu thô, khu vực đầu tư nước ngoài đã bù đắp phần nhập siêu hơn 21,9 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, là bệ đỡ giúp cả nước xuất siêu khoảng 26,9 tỷ USD.

– Việc thu hút FDI thành công, đặc biệt là nửa cuối năm 2023 góp phần làm dòng vốn FDI thực hiện tại VN đạt 23,2 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước nhưng về quy mô thì là năm có đạt quy mô vốn FDI thực hiện cao nhất từ trước đến nay.  Sự phục hồi và bắt đầu tăng trưởng trở lại của dòng vốn FDI vào Việt Nam từ  nửa cuối năm 2023 (6 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đăng ký FDI giảm 4,6% so cùng kỳ). Đây là động lực rất quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 và các năm tiếp theo trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, an toàn; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ cộng động doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển SXKD; nhiều chính sách tài khoá, tiền tệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đã được thực thi hiệu quả. Các yếu tố này đã tác động tích cực đến các nhà đầu tư nước ngoàiquyết định đến đầu tư mới, cũng như  mở rộng dự án hiện hữu tại Việt Nam.

 

[1] Vốn điều chỉnh năm 2023 giảm 22,1%, thấp hơn so với mức giảm 32,1% trong 11 tháng và mức giảm 39% trong 10 tháng).


Tăng trưởng nông nghiệp quý III và 9 tháng năm 2024 sụt giảm

Tháng Chín vừa qua, các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, dẫn đến sụt giảm tăng trưởng nông nghiệp ở các tỉnh này. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía Nam, sản xuất vẫn phát triển ổn định, một số vùng trọng điểm về chăn nuôi, thủy sản tăng khá đã góp phần giảm thiệt hại cho sản xuất Nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III và 9 tháng đầu năm. (07/10/2024)

Để TPHCM chuyển đổi hiệu quả công nghiệp theo hướng xanh, bền vững

TPHCM đã, đang và sẽ triển khai nhiều chính sách chuyển đổi theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; cấu trúc lại và nâng cấp các ngành, phát triển công nghiệp theo chiều sâu ưu tiên các ngành ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường (26/09/2024)

Giá cà phê phá vỡ kỷ lục mới

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong ngày 25/9. (26/09/2024)

HorecFex Việt Nam 2024-Mang đến công nghệ mới nhất cho ngành khách sạn

Chiều 24/9, với chủ đề “Dẫn dắt tương lai Ngành khách sạn, Triển lãm và Diễn đàn Công nghệ, Đổi mới sáng tạo ngành khách sạn “HorecFex 2024, Đà Nẵng -Việt Nam” đã khép lại tại Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana Đà Nẵng. Trong hai ngày sự kiện, HorecFex Việt Nam 2024 nhận được sự quan tâm rất lớn, thu hút hơn 2.500 khách trong nước và quốc tế tham dự. (26/09/2024)

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới". (03/09/2024)

Đề xuất 7 hành vi bị cấm trong quản lý đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó có đề xuất các hành vi bị cấm trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (26/08/2024)

Xem thêm