Trong 7 tháng năm 2023, bối cảnh kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt tại các nền kinh tế lớn. Trong nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn. Tình hình đời sống dân cư tháng 7/2023 nhìn chung ổn định do kết quả sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực kinh tế có nhiều khởi sắc và các gói hỗ trợ, đảm bảo an sinh xã hội đã tác động tích cực tới cuộc sống của người dân.
Theo khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư tháng Bảy ở mức ổn định so với tháng trước. Tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 94,5% (giảm nhẹ 0,1 điểm phần trăm so với kỳ báo cáo tháng 6/2023); tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập giảm và không biết là 5,5%.
Tỷ lệ hộ gia đình đánh giá thu nhập tăng lên và không thay đổi
các tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước
Kết quả đạt được trong các ngành kinh tế đã tác động tích cực, góp phần ổn định đời sống dân cư, thể hiện qua một số nét chính như sau:
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, diện tích thu hoạch lúa hè thu sớm tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, chăn nuôi phát triển ổn định, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm được kiểm soát, nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan do áp dụng mô hình nuôi tôm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Sản lượng thủy sản tháng 7/2023 ước đạt 823,1 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 474,7 nghìn tấn, tăng 3,4%.
Sản xuất công nghiệp tháng Bảy khởi sắc hơn tháng trước, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 3,6%; ngành khai khoáng tăng 4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,3%. Đặc biệt, chỉ số sản xuất 7 tháng năm 2023 của một số ngành công nghiệp trọng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 12,2%; khai thác quặng kim loại và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng tăng 8,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,6%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu tăng 7,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 6,4%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 7 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Đường kính tăng 32,3%; phân hỗn hợp N.P.K tăng 15,9%; xăng dầu tăng 13,2%; ti vi tăng 11,4%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 8,9%; thuốc lá điếu tăng 8,6%; sơn hóa học và sữa tươi cùng tăng 6%…
Các hoạt động thương mại hoạt động sôi động trong tháng Bảy do đây là tháng cao điểm của mùa du lịch hè, doanh thu các ngành tăng, đặc biệt là doanh thu du lịch lữ hành, cụ thể: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Bảy ước tính tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7/2023[1] ước đạt hơn 1 triệu lượt người, tăng 6,5% so với tháng trước và gấp 2,9 lần cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Ngoài thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền công, tiền lương, trong 7 tháng năm 2023, có 10% hộ gia đình được phỏng vấn nhận được sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ khác nhau. Trong đó, tỷ lệ hộ nhận được trợ giúp từ họ hàng, người thân là 6,5%; từ các chương trình, chính sách của địa phương là 3,4%; từ các chương trình, chính sách chung của Quốc gia là 3,1%; từ các hoạt động từ thiện của các tổ chức và cá nhân khác là 1,7% và 0,03% từ các nguồn khác.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo, ổn định đời sống dân cư. Theo báo cáo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 7 tháng năm 2023, Chính phủ đã hỗ trợ hơn 18,2 nghìn tấn gạo cho 204,7 nghìn hộ với hơn 1,2 triệu nhân khẩu, trong đó: Hỗ trợ gạo cho người dân dịp Tết Nguyên đán là 16,9 nghìn tấn gạo; hỗ trợ cho người dân kỳ giáp hạt năm 2023 hơn 1,3 nghìn tấn gạo. Trong tháng 7/2023, nhiều hoạt động tri ân tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ diễn ra trong cả nước nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với các mạng; tổ chức dâng hương, dâng hoa viếng các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Hàng Dương, Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9… Ngày 19/6/2023, Chủ tịch nước đã ban hành Quyết định 715/QĐ-CTN về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023) với tổng kinh phí hơn 427,1 tỷ đồng tặng cho 1.393,9 nghìn người có công với cách mạng.
Bên cạnh những tác động tích cực, vẫn tồn tại những yếu tố có tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân trong tháng 7 năm nay, được thể hiện ở một số nội dung chính sau:
Nguyên nhân chính làm cho thu nhập giảm được các hộ gia đình đánh giá phần lớn là do các thành viên trong hộ gia đình bị mất việc làm hoặc tạm nghỉ việc, cụ thể: 39,5% hộ gia đình có thành viên mất việc làm/tạm nghỉ việc; đối với các hộ gia đình có sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế hộ gia đình thì có 23,9% hộ đánh giá do chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ tăng và 22,3% hộ đánh giá do giá bán các sản phẩm từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ giảm.
Về tác động của các sự kiện tiêu cực đến đời sống trong 7 tháng năm 2023 được các hộ gia đình đánh giá có nguyên nhân chủ yếu do chịu ảnh hưởng của giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao, cụ thể: có tới 30,4% hộ đang phải chịu những ảnh hưởng do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao; 5,5% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với con người và 2% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng. Giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến đời sống dân cư trong tháng 7 năm nay thể hiện ở mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI tháng) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng Bảy tăng 1,13% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,06% chủ yếu do tăng giá ở các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm và tăng giá điện sinh hoạt. Cụ thể:
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,63% (làm CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm), trong đó: Lương thực tăng 0,31%[1] (làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm); thực phẩm tăng 0,79%[2] (làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,39%[3] (tác động làm CPI tăng 0,03 điểm phần trăm) do nhu cầu tăng cao theo mùa du lịch; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,51% do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, nước của người dân tăng lên[4] ; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,22% do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng giải khát tăng lên trong mùa hè; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,18% do nhu cầu mua sắm vào mùa hè tăng. nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,15%; nhóm giao thông tăng 0,11% do đang mùa cao điểm du lịch nên giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 5,5%[5]; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05% chủ yếu do nhóm thuốc giảm đau; thuốc hạ sốt; thuốc chống viêm không steroid và thuốc điều trị gout; xương tăng do nhu cầu của người tiêu dùng tăng; nhóm giáo dục tăng 0,03% do một số địa phương tăng học phí mầm non.
Các giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người dân trong những tháng cuối năm 2023:
Giải pháp ổn định và phát triển sản xuất bao gồm: (1) Đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhất là các mặt hàng có nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào nội địa để hạn chế nhập khẩu và chủ động nguồn cung. Thường xuyên rà soát để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp thiếu vốn, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, … . Đảm bảo năng lượng và điện cho sản xuất, tiêu dùng trong mùa cao điểm nắng nóng. Kịp thời có giải pháp hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực chịu tác động bất lợi do nhu cầu của thị trường thế giới suy giảm như: da giày, dệt may, sản xuất và chế biến gỗ … (2) triển khai hiệu quả các giải pháp phù hợp kích cầu thương mại và dịch vụ, phát triển du lịch; thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường truyền thống, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản; mở rộng, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, duy trì các thị trường truyền thống và phát triển các thị trường tiềm năng; hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, kịp thời thông tin, cảnh báo doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, các tiêu chuẩn, kỹ thuật mới của thị trường nhập khẩu; tăng tốc độ thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Giải pháp an sinh xã hội, bao gồm: (1) đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội. kịp thời triển khai các dự án, chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế địa phương, tạo thêm nhiều việc làm mới, hạn chế thất nghiệp, ổn định thu nhập cho người dân; (2) hỗ trợ cho mọi người tạo được việc làm thông qua chính sách tín dụng ưu đãi, phát triển ngành nghề nông thôn, lập nghiệp ngay trên địa bàn xã và phát huy thế mạnh của địa phương; (3) thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ đối với người có công, người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; tăng cường các hoạt động trợ giúp và cứu trợ tự nguyện nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân gặp rủi ro.
[1] Chỉ số nhóm gạo tăng 0,24% (Gạo tẻ thường tăng 0,28%; gạo tẻ ngon tăng 0,14%; gạo nếp tăng 0,1%) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, các quốc gia tích cực thu mua gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực khi hiện tượng El Nino được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động canh tác nông nghiệp trên toàn cầu.
[2] Giá thịt lợn tăng 2,7% (làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm); giá thịt gia cầm tăng 0,57%; giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,14%; giá nước mắm, nước chấm tăng 0,43%; đường, mật tăng 0,8%; sữa, bơ, pho mát tăng 0,31%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,17%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,38% do nhu cầu tiêu dùng tăng và giá đường thế giới duy trì ở mức cao; giá rau tươi, khô và chế biến tăng 1,69%. Bên cạnh các mặt hàng tăng giá, một số mặt hàng thực phẩm trong tháng có giá giảm so với tháng trước: Giá quả tươi, chế biến giảm 1,74%; giá dầu thực vật giảm 0,33%.
[3] Chỉ số giá ăn ngoài gia đình và uống ngoài gia đình cùng tăng 0,4%; đồ ăn nhanh mang đi tăng 0,32%.
[4] Giá điện sinh hoạt tháng Bảy tăng 3,87%; giá nước sinh hoạt tăng 0,47%.
[5] Giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 26,17%; đường sắt tăng 3,96%; taxi tăng 0,09%; xe buýt tăng 0,02%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
[1] Kỳ báo cáo từ ngày 21/6/2023-20/7/2023.
Kế hoạch tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng cục Thống kê lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025-2030
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024; Kế hoạch số 182-KH/ĐUK ngày 29/7/2024 và Kế hoạch số 273-KH/ĐUBKHĐT ngày 16/9/2024, BCH Đảng bộ TCTK ban hành Kế hoạch tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng cục Thống kê lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025-2030. (08/11/2024)
Saigon Co.op xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ
Ngày 23/10, Công ty TNHH MTV phân phối Saigon Co.op (SCD) và Công ty STC Natural Vina tiến hành bàn giao hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ. (24/10/2024)
Thái Nguyên hướng đến chuyển đổi xanh
Để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu, chủ động nắm bắt cơ hội của quá trình chuyển đổi carbon thấp, UBND tỉnh Thái Nguyên đang triển khai kế hoạch hành động tăng trưởng xanh để thực hiện hiệu quả phương án bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu và mục tiêu tăng trưởng xanh. (23/10/2024)
De Heus góp phần vào phát triển chăn nuôi bền vững để hướng tới Net Zero
Phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp không chỉ ở việc cải thiện các yếu tố môi trường, mà còn là việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi để tối ưu hóa tài nguyên, cũng như xây dựng năng lực và lợi nhuận bền vững cho toàn bộ chuỗi giá trị. Hiểu được nhu cầu của mỗi phân khúc chăn nuôi, Tập đoàn De Heus luôn linh hoạt xây dựng các giải pháp để mỗi khách hàng đều có thể phát triển trang trại của mình trên toàn cầu một cách bền vững. (22/10/2024)
PV GAS tăng tốc, đẩy mạnh mô hình kinh doanh tích hợp
Tại Hội nghị kinh doanh và phát triển thị trường khí được tổ chức tuần qua tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Tổng Giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong khẳng định nhanh chóng tăng tốc, đẩy mạnh mô hình kinh doanh tích hợp phù hợp với Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh các sản phẩm khí mới ban hành, với mục tiêu cao nhất là đưa PV GAS tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững. (21/10/2024)
Diễn đàn Đa phương MSF 2024: Lần đầu tiên vinh danh sáng kiến công nghệ số vì nhóm yếu thế
Ngày 18/10, tại Hà Nội, Samsung Việt Nam phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Diễn đàn Đa phương (MSF) 2024. (19/10/2024)