Trong quý I năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn; lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn; giá năng lượng thế giới tăng cao; chiến sự Nga-U-crai-na kéo dài… Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, làm giảm 4,76%; khu vực dịch vụ tăng 6,79%, đóng góp 95,91%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 58 địa phương và giảm ở 5 địa phương trên cả nước. Nhiều địa phương ghi nhận tốc độ tăng GRDP cao hơn tốc độ tăng GDP: Hậu Giang tăng 12,67%; Bình Thuận tăng 9,86%; Hải Phòng tăng 9,65%; Khánh Hòa tăng 9,07%; Cà Mau tăng 9,05%… Ở chiều ngược lại, tăng trưởng GRDP của một số địa phương giảm là Quảng Ngãi (-1,07%), Vĩnh Phúc (-2,47%), Bà Rịa – Vũng Tàu (-4,75%), Quảng Nam (-10.88%), Bắc Ninh (-11,85%).

Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Hải Phòng là địa phương có tốc độ tăng GRDP quý I năm 2023 cao nhất, đạt 9,65% và đứng vị trí thứ 3 trong 63 địa phương (sau Hậu Giang và Bình Thuận); Đà Nẵng tăng 7,12%, đứng vị trí thứ 19/63 địa phương. GRDP của Hà Nội tăng 5,80%, đứng vị trí thứ 3 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương và xếp thứ 32/63 địa phương. Đứng vị trí thứ 4 là Cần Thơ với tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 4,02%, xếp thứ 43/63 địa phương. Tăng trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt 0,7%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và xếp hạng 56/63 địa phương.

Tốc độ tăng GDP và GRDP của 5 thành phố trực thuộc Trung ương
quý I năm 2023 (%)

Tổng giá trị tăng thêm[1] quý I năm 2023 của Hà Nội ước tính đạt 6,21% so với quý I năm 2022, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,11%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,41%, đóng góp 0,51 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế Thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng khá với mức tăng 7,4%, đóng góp 5,64 điểm phần trăm. Trong khu vực dịch vụ, một số ngành tăng trưởng cao và đóng góp nhiều vào mức tăng chung như: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (bao gồm du lịch, lữ hành) tăng 35,13%, đóng góp 1,04 điểm phần trăm; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,69%, đóng góp 0,92 điểm phần trăm; bán buôn, bán lẻ tăng 8,22%, đóng góp 0,84 điểm phần trăm….

Tổng giá trị tăng thêm quý I năm 2023 của Hải Phòng ước tính tăng 9,83% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,49%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,09%, đóng góp 6,04 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 10,21% đóng góp 3,77 điểm phần trăm. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng, là động lực tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng với giá trị tăng thêm tăng 11,97%, đóng góp 5,84 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Nhờ đà phục hồi tích cực của hoạt động du lịch và các lĩnh vực dịch vụ khác đi kèm, kinh tế thành phố Đà Nẵng quý I năm 2023 vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá với mức tăng 7,84% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 11,53%, đóng góp 8,86 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,01%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 4,74%, làm giảm 1,02 điểm phần trăm.

Tăng trưởng tổng giá trị tăng thêm quý I năm 2023 của Cần Thơ đạt 4,28% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,60%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,64%, đóng góp 0,87 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,19%, đóng góp 3,33 điểm phần trăm.

Thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng trưởng quý I năm 2023 thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạt 0,70% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực dịch vụ (chiếm hơn 65% GRDP của thành phố) tăng 2,07% đóng góp 1,53 điểm phần trăm trong tốc độ tăng chung, trong đó có đến 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm (Vận tải kho bãi; thông tin và truyền thông; kinh doanh bất động sản; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội); khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,60%, làm giảm 0,91 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,06%, đóng góp 0,01 điểm phần trăm.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, những kết quả đạt được của cả nước cũng như ở từng địa phương trong quý I năm nay là rất quan trọng và đáng ghi nhận. Bước sang quý II năm 2023, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra.

[1] Không có thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.


Chuyển đổi số - Động lực quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới". (03/09/2024)

Đề xuất 7 hành vi bị cấm trong quản lý đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó có đề xuất các hành vi bị cấm trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (26/08/2024)

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt tăng mạnh

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch qua (19-25/8) đẩy chỉ số MXV-Index tăng 1,4% lên 2.135 điểm. (26/08/2024)

Ngành giáo dục tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhất mục tiêu

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mong mỗi cán bộ quản lý, mỗi thầy giáo, cô giáo và nhân viên toàn ngành tiếp tục nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành giáo dục để đưa giáo dục Việt Nam tiếp tục đổi mới, phát triển. (24/08/2024)

Du lịch bứt tốc, kỳ vọng đà phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng

Trong bối cảnh du lịch đang phục hồi mạnh mẽ, các chuyên gia cho biết bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang có nhiều điểm thuận lợi cả phía cung và phía cầu, cũng như giá bán. Kỳ vọng phân khúc này sẽ chuyển biến tốt hơn trong thời gian tới. (23/08/2024)

Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước về công tác bảo hiểm y tế

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, chiều 22/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Theo đó, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. (23/08/2024)

Xem thêm