1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
a. Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp tháng 8 tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa mùa và thu hoạch lúa hè thu. Tính đến 15/8/2004, cả nước đã gieo cấy được 1524,3 nghìn ha lúa mùa, bằng 101,9% cùng kỳ năm trước; các địa phương phía Bắc gieo cấy 1213,2 nghìn ha, bằng 99,1%, trong đó trên 120 nghìn ha lúa bị ngập của vùng đồng bằng sông Hồng trong đợt mưa lớn cuối tháng 7 đã được cấy dặm và cấy lại, toàn vùng đã gieo cấy được 578 nghìn ha, giảm 11,3 nghìn ha; vùng Bắc Trung Bộ đạt 196,9 nghìn ha, xấp xỉ vụ mùa năm 2003. Các địa phương phía Nam gieo cấy 311,1 nghìn ha, bằng 114,5% cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, thời tiết diễn biến khá thuận, hiện nay các địa phương đang tập trung chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho diện tích lúa đã trỗ.
Cùng với gieo cấy lúa mùa, các địa phương phía Nam tiếp tục thu hoạch lúa hè thu. Diện tích thu hoạch lúa hè thu tính đến trung tuần tháng 8 đạt 1146,6 nghìn ha, bằng 99,9% cùng kỳ năm trước và chiếm 53,9% diện tích gieo cấy, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long 1020,3 nghìn ha, bằng 97,8% và chiếm 54,2% (An Giang thu hoạch 214 nghìn ha, chiếm 77% diện tích gieo cấy, Đồng Tháp 194 nghìn ha, chiếm 79%). Năng suất lúa hè thu trên diện tích đã thu hoạch của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long ước tăng 2-3 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước.
Cũng đến thời điểm này, các địa phương cả nước đang khẩn trương gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng khác. Diện tích gieo trồng ngô đạt 822,2 nghìn ha, bằng 111% cùng kỳ năm trước; sắn 296,8 nghìn ha, bằng 100,7%; đậu tương 156,7 nghìn ha, bằng 128,9%; lạc 217,4 nghìn ha, bằng 105,5%; mía trồng mới 43,3 nghìn ha, bằng 82,8%; rau đậu 623,9 nghìn ha, bằng 108,4%.
Chăn nuôi gia súc tiếp tục phát triển theo các chương trình, dự án chăn nuôi bò thịt, bò sữa và lợn hướng nạc. Tốc độ khôi phục đàn gia cầm còn chậm; hiện tượng gia cầm chết vẫn xảy ra ở một số địa phương, nhưng không có hiện tượng lây lan rộng do kiểm soát chặt chẽ sản phẩm gia cầm lưu thông.
b. Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung tháng 8/2004 ước tính bằng 102,9% cùng kỳ năm 2003, chăm sóc rừng trồng bằng 102,4%, sản lượng gỗ khai thác bằng 99,9%. Tính chung 8 tháng năm nay, diện tích rừng trồng tập trung đạt 145,4 nghìn ha, bằng 99,9% cùng kỳ năm trước; chăm sóc rừng trồng bằng 100,6%; sản lượng gỗ khai thác bằng 100%, trong đó một số tỉnh có tiến độ khai thác nguyên liệu giấy tăng cao như: Tuyên Quang tăng 67%; Bắc Kạn tăng 52%.
c. Thuỷ sản
Thời tiết đang diễn biến thuận lợi cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, ước tính sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 8/2004 đạt 172,7 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng nuôi trồng đạt 131,5 nghìn tấn, tăng 19,8%. Tính chung 8 tháng năm nay, sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 1997,2 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 1336,4 nghìn tấn, tăng 3,5%; sản lượng nuôi trồng đạt 660,8 nghìn tấn, tăng 9,5%.
2. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục tăng so với tháng 8 năm trước và tăng cao hơn mức tăng của công nghiệp 7 tháng. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 ước đạt 32,2 nghìn tỷ đồng (giá năm 1994) và tăng 16,4% so với tháng 8 năm trước, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 36,9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tăng 13,4%; công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 26,9% và tăng 22,1%; công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,6% (dầu mỏ và khí đốt tăng 19,7% và các ngành khác tăng 14,2%). Công nghiệp quốc doanh trung ương đóng góp gần 1/4 vào tăng trưởng công nghiệp tháng 8 do tăng nhanh trong các ngành như: Than sạch khai thác tăng 63,7%; sản xuất thép tăng 31,8%; giấy, bìa tăng 75,0%; bia tăng 22,2%; quần áo dệt kim tăng 46,7%; phân hoá học tăng 22,8%; động cơ diezen tăng 36,1%… Công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn duy trì được tốc độ tăng trên 22% so với cùng kỳ năm trước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng ở mức cao, đáng chú ý là dầu mỏ và khí đốt tăng tới 19,7%.
Sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm 2004 bị ảnh hưởng bởi giá một số nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu tăng cao như: phôi thép, clinker, xăng dầu, kim loại màu, nguyên liệu dệt, may, hoá chất… nhưng Chính phủ, các cấp các ngành đ• có nhiều biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tích cực như giảm thuế nhập khẩu, điều chỉnh và ổn định giá bán của một số sản phẩm và dịch vụ công nghiệp sử dụng các loại nguyên vật liệu trên nên ngành công nghiệp vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao. Mặt khác, sau một thời gian biến động giá một số loại nguyên, nhiên vật liệu ổn định ở mức cao buộc các nhà sản xuất kinh doanh và chủ đầu tư các công trình, dự án phải chấp nhận giá thực tế và điều chỉnh kế hoạch, dự toán để hoàn thành các chương trình và mục tiêu sản xuất cả năm, vì vậy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tăng trở lại, kích thích sản xuất công nghiệp trong nước phát triển. Bên cạnh đó, nhu cầu xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp tăng khá do tăng cầu từ nước ngoài; mở rộng được thị trường xuất khẩu các mặt hàng như giày dép, than đá, hàng điện tử, máy tính, điện và dây cáp điện, sản phẩm nhựa… và lợi thế về giá xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp, trong đó có dầu thô, cũng là những nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp.
Tính chung 8 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định 1994) ước đạt 240,5 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2003, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 11,8% (doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý tăng 13,9% và doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý tăng 7,5%); khu vực ngoài quốc doanh tăng 21,6% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,9% (dầu mỏ và khí đốt tăng 22,1%, các ngành khác tăng 12,3%).
Giá trị sản xuất công nghiệp của 15 tỉnh thành phố (xem biểu đính kèm) chiếm trên 82% giá trị sản xuất của công nghiệp cả nước, tăng trên 16% và đóng góp tới 86,5% tăng trưởng công nghiệp 8 tháng, trong đó Hà Nội tăng 16,1%; Hải Phòng tăng 16,4%; Bình Dương tăng 32,3%; Đồng Nai tăng 19,2%; thành phố Hồ Chí Minh có quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước (chiếm trên 26%), tăng 15,2%, xấp xỉ tốc độ tăng chung cả nước; riêng Bà Rịa- Vũng Tàu tăng 3,2%.
Một số sản phẩm quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp 8 tháng đầu năm nay tiếp tục duy trì được tốc độ tăng tương đối cao so với 8 tháng đầu năm 2003 là than sạch tăng 31,9%; dầu thô khai thác tăng 15,1%; thuỷ sản chế biến tăng 18,3%; quần áo dệt kim tăng 26%; quần áo may sẵn tăng 19,9%; giấy, bìa tăng 32,4%; phân hoá học tăng 13,9%; ti vi lắp ráp tăng 32,6%; xe máy lắp ráp tăng 51,9%; xe đạp tăng 127,6%; điện sản xuất tăng 12,7%. Bên cạnh đó, còn một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm so với 8 tháng 2003 như: Thép cán tăng 5,4%, xi măng tăng 6,5%, động cơ diezen tăng 3,4%, động cơ điện tăng 0,8%, máy biến thế tăng 7,5%; một số sản phẩm giảm là: ô tô lắp ráp; thuốc ống và quạt điện dân dụng.
3. Đầu tư
Thực hiện vốn đầu tươ xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nươớc tập trung 8 tháng đầu năm 2004 ươớc đạt 26,8 nghìn tỷ đồng, đạt 72,3% kế hoạch năm. Vốn đầu tươ do trung ươơng quản lý thực hiện trên 10 nghìn tỷ đồng, đạt 76,9% kế hoạch năm, trong đó Bộ Giao thông Vận tải 4,2 nghìn tỷ, đạt 84,9% kế hoạch năm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 71,1%; Bộ Y tế đạt 57,1%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 55%; Bộ Văn hoá Thông tin đạt 60,8%… Vốn đầu tư do địa phươơng quản lý ước thực hiện 16,8 nghìn tỷ đồng, đạt 69,8% kế hoạch năm, trong đó Hà Nội 1,5 nghìn tỷ đồng đạt 60,8%; thành phố Hồ Chí Minh 3,2 nghìn tỷ đồng, đạt 51,1%; Hải Phòng đạt 82,4%; Thanh Hoá đạt 79,5%; Khánh Hoà đạt 68,2%; Đồng Nai đạt 67,6%; Tiền Giang đạt 71,7%, Đồng Tháp đạt 83,6% …
Đầu tư trực tiếp của nươớc ngoài: Từ đầu năm đến 25/8/2004 có 450 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 1245,9 triệu USD, so với cùng kỳ năm trươớc tăng 8,1% về số dự án và tăng 21,2% về vốn đăng ký. Vốn đăng ký bình quân 1 dự án gần 2,8 triệu USD. Ngành công nghiệp và xây dựng có 316 dự án với số vốn đăng ký 735,1 triệu USD, chiếm 70,2% về số dự án và 59% về vốn đăng ký. Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 58 dự án với số vốn đăng ký 256,6 triệu USD, chiếm 12,9% về số dự án và 20,6% về vốn đăng ký. Các ngành dịch vụ có 76 dự án với số vốn đăng ký 254,2 triệu USD, chiếm 16,9% về số dự án và 20,4% về vốn đăng ký.
Các tỉnh thành phố phía Nam có 315 dự án với số vốn đăng ký là 753,2 triệu USD, chiếm 70% về số dự án và 60,4 % về vốn đăng ký, trong đó Đồng Nai đứng đầu về số vốn đăng ký với 54 dự án và 270,9 triệu USD, Bình Dương 76 dự án với 196,6 triệu USD, thành phố Hồ Chí Minh 137 dự án với 166,1 triệu USD, Bà Rịa- Vũng Tàu 7 dự án và 18,1 triệu USD. Các tỉnh phía Bắc có 135 dự án với số vốn 492,7 triệu USD, chiếm 30% về số dự án và 39,6% về vốn đăng ký, trong đó Thái Nguyên 3 dự án với 147,7 triệu USD, Hà Nội có 43 dự án với 61 triệu USD, Vĩnh Phúc 15 dự án với 60,3 triệu USD, Phú Thọ 11 dự án với 46,5 triệu USD, Lạng Sơn có 6 dự án với 40,3 triệu USD, Hải Dươơng 9 dự án với 28,4 triệu USD, Quảng Ninh 7 dự án với 28 triệu USD, Hải Phòng 5 dự án với 15,1 triệu USD.
Theo đối tác đầu tươ, Đài Loan đứng đầu về vốn đăng ký: 98 dự án với 343,4 triệu USD, tiếp theo là Hàn Quốc 104 dự án với 183,8 triệu USD, Ca-na-đa 9 dự án với 152,7 triệu USD, Nhật Bản 34 dự án với 96 triệu USD; Ma-lai-xi-a 20 dự án với 70,1 triệu USD, Đảo Virgin thuộc Anh 15 dự án với 68,6 triệu USD, Hoa Kỳ 19 dự án với 57,1 triệu USD, Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 22 dự án với 53,6 triệu USD; Trung Quốc 43 dự án với 50,2 triệu USD.
4. Vận tải và bưu chính viễn thông
Vận chuyển hành khách 8 tháng đầu năm 2004 ơđạt 633,5 triệu lươợt hành khách và 29,1 tỷ lươợt hành khách.km, so với cùng kỳ năm trươớc tăng 5,8% về lươợt hành khách và tăng 14,8% về lươợt hành khách.km. Trong các ngành vận tải, vận chuyển hành khách bằng đơường sắt tăng 8,8% và tăng 6,8%; đườngơ bộ tăng 6,7% và tăng 7,2%; hàng không tăng 40,2% và tăng 67%.
Vận chuyển hàng hoá 8 tháng ươớc đạt 172 triệu tấn và 37,4 tỷ tấn.km, tăng 5,3% về tấn và tăng 7,7% về tấn.km so với 8 tháng đầu năm 2003, trong đó vận chuyển hàng hoá bằng đươờng sắt tăng 9,3% và tăng 7,6%; đươờng bộ tăng 5,3% và tăng 5,9%; đươờng biển tăng 6,9% và tăng 8,2%; đươờng sông tăng 4,5% và tăng 7,2%; hàng không tăng 14,5% và tăng 13,3%.
Về bưu chính viễn thông, doanh thu 8 tháng đầu năm 2004 ước đạt 16,4 nghìn tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số máy điện thoại của cả nước hiện có 8,79 triệu chiếc, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện thoại cố định trên 5,1 triệu chiếc, tăng 24,9%. Số thuê bao internet là 587,4 nghìn thuê bao, tăng 55%.
5. Thươơng mại, giá cả và du lịch
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 8 tháng đầu năm 2004 ươớc tính đạt 241,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trươớc, trong đó kinh tế Nhà nươớc đạt 38,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1%; kinh tế cá thể đạt 152,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 63,2% tổng mức) tăng 17,2%; kinh tế tươ nhân đạt 43,1 nghìn tỷ đồng, tăng 33,1%. Trong các ngành, thươơng nghiệp chiếm 81,2% tổng mức, tăng 20,2%; khách sạn, nhà hàng chiếm 12,4%, tăng 12,7%; dịch vụ chiếm 5,6%, tăng 4,5%.
Giá tiêu dùng tháng 8/2004 vẫn tiếp tục tăng so với tháng trước và tháng 12/2003. So với tháng trơước, giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,6%, trong đó giá nhóm lương thực, thực phẩm tăng 0,7% (giá lương thực tháng 8 tăng trở lại ở mức 0,8%, cao hơn mức 0,5% của tháng 6 và (-) 0,3% của tháng 7; giá thực phẩm tăng 0,8%). Tuy ở mức tăng không cao hẳn so với mức tăng giá của các nhóm khác, nhưng do cơ cấu trong chi tiêu dùng lớn, nên tăng giá nhóm lương thực, thực phẩm vẫn đóng góp đáng kể vào tăng giá so với tháng trước; bên cạnh đó, các nhóm hàng hoá, dịch vụ ngoài lương thực, thực phẩm (trừ nhóm phương tiện đi lại và bưu điện không thay đổi và nhóm văn hoá thể thao giải trí giảm 0,1%) đều tăng từ 0,4- 0,8% so với tháng trước và góp phần nào đó vào tăng giá. Cụ thể, giá nhóm dược phẩm, dịch vụ y tế tăng 0,8%; nhóm nhà ở vật liệu xây dựng tăng 0,6%; các nhóm đồ uống thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị đồ dùng gia đình; giáo dục và đồ dùng, dịch vụ khác đều tăng 0,4%.
So với tháng 12 năm 2003, giá tiêu dùng tháng 8/2004 tăng 8,3%, trong đó lươơng thực, thực phẩm tăng 14,5% (lương thực tăng 12,1%, thực phẩm tăng 16,3%); dươợc phẩm, dịch vụ y tế tăng 8,6%; nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 5,4%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,9%; phươơng tiện đi lại, bơưu điện tăng 4%… Tính chung 8 tháng, giá tiêu dùng tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vàng tháng 8/2004 tăng 0,4% so với tháng trơước và bằng mức giá tháng 12/2003. Giá đô la Mỹ tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 0,2% so với tháng 12/2003.
Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2004 ươớc đạt 16,8 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trươớc, bình quân một tháng đạt trên 2,1 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu không kể dầu thô đạt 13,32 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trươớc, trong đó khu vực kinh tế trong nươớc đạt 7,73 tỷ USD, tăng 15,6%; khu vực có vốn đầu tươ nươớc ngoài đạt 5,58 tỷ USD, tăng 34,5%. Xuất khẩu tăng cao do nhiều mặt hàng tăng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu; đồng thời các mặt hàng như dầu thô, than đá, gạo, cao su và điều được lợi thế về giá. Đáng chú ý là riêng kim ngạch xuất khẩu của 4 mặt hàng là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản ước đạt 9,75 tỷ USD, tăng 20,9% so với 8 tháng 2003 và đóng góp gần một nửa vào tăng trưởng xuất khẩu. Xuất khẩu dầu thô 8 tháng ước đạt 13 triệu tấn, tương đương với 3,48 tỷ USD, tăng 14,3% về lượng và tăng 37,9% về kim ngạch do giá dầu thô trong 8 tháng đ• tăng lên trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo đạt gần 3 triệu tấn, tương đương với khoảng 700 triệu USD, tăng 1% về khối lượng và 24% về kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt gần 3 tỷ USD, tăng 14,8%; giày dép đạt 1,84 tỷ USD, tăng 20,4%; sản phẩm gỗ đạt 651 triệu USD, tăng 85,2%; điện tử máy tính 633 triệu USD, tăng 48,2%; các sản phẩm nông sản như cà phê, chè, tiêu, điều đều tăng cao cả lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó một số mặt hàng có khó khăn về thị trường xuất khẩu nên kim ngạch giảm so với cùng kỳ như: Sữa và sản phẩm sữa giảm 14,2%; dầu thực vật giảm 19,4%; lạc giảm 46,5% và rau quả giảm 3,2%.
Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng ươớc đạt 19,7 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trươớc, trong đó khu vực kinh tế trong nươớc nhập khẩu 12,8 tỷ USD, tăng 19,8%; khu vực có vốn đầu tư nươớc ngoài nhập khẩu 6,9 tỷ USD, tăng 20,1%. Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng là nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nươớc đều tăng tương đối cao so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ảnh hưởng của tăng giá nhập khẩu, còn về mặt lượng chỉ có xăng dầu, phôi thép và bông tăng cao so với 8 tháng năm trước, các mặt hàng còn lại lượng nhập không bằng mức cùng kỳ. Điều này sẽ ảnh hưởng không thuận đến sản xuất trong nước ở những tháng cuối năm. Tình hình nhập khẩu của một số mặt hàng cụ thể như sau: Xăng dầu nhập khẩu 8 tháng ước đạt 7,26 triệu tấn, tương đương 2,17 tỷ USD, tăng 10,7% về lượng và 36,4% về kim ngạch; sắt thép giảm 3,4% về lượng và tăng 25% về kim ngạch; phân bón giảm 4,5% về lượng và tăng 21,6% về kim ngạch; chất dẻo giảm 0,4% và tăng 40,7%; bông tăng 50,8% và tăng 98%… Kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu tăng 31,8%; vải tăng 47,1%; gỗ và nguyên phụ liệu gỗ tăng 88,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, da tăng 12%… Nhập khẩu máy móc thiết bị 8 tháng giảm 5,5%, ô tô giảm 10,1%. Nhập siêu 8 tháng đầu năm nay khoảng 2,89 tỷ USD, bằng 17,2% kim ngạch xuất khẩu, là tỷ lệ tích cực hơn so với tỷ lệ 25% của cả năm 2003.
Số khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8 ước đạt 235,8 nghìn lượt người, chỉ bằng khoảng 90% số khách đến trong tháng 7, nhưng tăng 21,9% so với tháng 8 năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2004, số khách quốc tế đến nước ta đạt 1,89 triệu lươợt ngươời, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm trươớc, trong đó khách đến với mục đích du lịch khoảng 1 triệu lượt người (chiếm 53,4% tổng số), tăng 48%; vì công việc 332,7 nghìn lươợt ngươời, tăng 17,7%; thăm thân nhân 323,9 nghìn lươợt người, tăng 27,6%. Khách đến nước ta nhiều nhất là từ Trung Quốc: 519,8 nghìn lươợt ngươời, tăng 39%; từ Mỹ 187,5 nghìn lượt ngươời, tăng 29,7%; Đài Loan 166,1 nghìn lươợt ngươời, tăng 43%; Nhật Bản 160,4 nghìn lươợt ngươời, tăng 23,6%; Hàn Quốc 134,1 nghìn lựơt ngươời, tăng 81%; Ô-xtrây-li-a 80,6 nghìn lươợt ngươời, tăng 45,6%; Pháp 69,1 nghìn lượt người, tăng 23,8%.
6. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 67,9% dự toán cả năm. Các khoản thu nội địa đạt 68,7% dự toán, trong đó các khoản thu chủ yếu đều đạt tương đối cao như: Thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể thu từ dầu thô) đạt 67,1% dự toán năm; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 69,5%; thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đạt 76,6%; các khoản thu về nhà đất đạt 119,8%; riêng thu từ các doanh nghiệp Nhà nước mới đạt 60,4%. Thu từ dầu thô đạt 84,2%. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 55%, trong đó thuế xuất, nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu đạt 50,9%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước 8 tháng đầu năm ước tính đạt 61% dự toán cả năm; trong đó chi cho đầu tư phát triển đạt 52,9% và chi thường xuyên đạt 68,3%. Những khoản chi lớn và quan trọng trong chi thường xuyên nhìn chung đều đạt tỷ lệ khá so với dự toán cả năm: Chi cho giáo dục và đào tạo đạt 66,8% dự toán cả năm; chi cho y tế đạt 67,6%; chi lương hưu và bảo đảm x• hội đạt 67,4%; chi sự nghiệp kinh tế đạt 76,1%; chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể đạt 76,8%; chi khoa học công nghệ đạt 68,2%… Bội chi ngân sách 8 tháng đầu năm ước tính bằng 37,9% mức bội chi cả năm Quốc hội cho phép, trong đó được bù đắp bằng nguồn vay trong nước là 85,3% và vay nước ngoài 14,7%.
7. Một số vấn đề xã hội
Thiếu đói trong nông dân
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trong tháng 8 (tính đến 20/8) có 45,9 nghìn lượt hộ với 231,8 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, chiếm 0,41% tổng số hộ và 0,44% tổng số nhân khẩu nông nghiệp của cả nước, trong đó có 8,8 nghìn lượt hộ với khoảng 50 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói gay gắt. So với tháng trước, số hộ và nhân khẩu thiếu đói tháng này tăng khoảng 54%. So với cùng kỳ năm trước, số hộ thiếu đói giảm 12% và số nhân khẩu thiếu đói giảm 4,9%. Để trợ giúp các hộ thiếu đói khắc phục khó khăn, trong tháng 8, các cấp, các ngành và các địa phương đ• hỗ trợ cho các hộ thiếu đói gần 290 tấn lương thực và 1,3 tỷ đồng.
Tình hình dịch bệnh
Trong tháng 8/2004, có 11 nghìn người mắc bệnh sốt rét, trong đó 3 người đã chết; tính từ đầu năm đến 19/8/2004 đã có 70 nghìn người mắc bệnh sốt rét, trong đó 11 người đã tử vong. Có 13 nghìn người mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó 15 người chết, nâng số người mắc bệnh sốt xuất huyết tính từ đầu năm đến 19/8/2004 là 40,9 nghìn người, trong đó 64 người đã tử vong. Số người mắc bệnh thương hàn trong tháng là 206 người, số tích luỹ đến 19/8/2004 là 2,1 nghìn người, nhưng không có trường hợp nào tử vong. Cũng trong tháng (đến 19/8) có 9 trường hợp mắc bệnh viêm phổi do vi rút, trong đó 3 người đã tử vong (Hậu Giang 1 người và Hà Tây 2 người), đồng thời cả 3 trường hợp trên đều được xác định là viêm phổi cấp do nhiễm vi rút cúm A tuýp H5N1.
Về tình hình nhiễm HIV/AIDS, trong tháng 8 đã phát hiện thêm 1 nghìn trường hợp nhiễm HIV, nâng tổng số người bị nhiễm HIV trong cả nước đến 19/8/2004 lên gần 84 nghìn người, trong đó 13,2 nghìn bệnh nhân AIDS và trên 7,5 nghìn nguời đ• chết do AIDS.
Về ngộ độc thực phẩm, trong tháng 8 đã xảy ra 6 vụ tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Bắc Kạn, Cần Thơ và Yên Bái với 295 trường hợp bị ngộ độc. Tổng số người bị ngộ độc thực phẩm trong cả nước từ đầu năm đến nay là 1,8 nghìn người, trong đó 37 người đã tử vong.
An toàn giao thông
Tai nạn giao thông trên phạm vi cả nước trong tháng 7/2004 giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương so với tháng trước và tháng 7 năm trước: Đ• xảy ra 1305 vụ tai nạn giao thông, làm chết 874 người và làm bị thương 1184 người. So với tháng trước giảm 185 vụ, giảm 167 người chết và giảm 170 người bị thương; so với tháng 7/2003, số vụ tai nạn giảm 21,1%; số người chết giảm 11,4% và số người bị thương giảm 30,2%. Tính chung 7 tháng đầu năm 2004, trên cả nước đã xảy ra 10,7 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 7,2 nghìn người và làm bị thương 9,9 nghìn người; So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giảm 15,4%, số người bị thương giảm 23,6%, riêng số người chết tăng 2,9%. Để hạn chế tai nạn và giảm số người chết do tai nạn giao thông, thời gian qua các cấp và các ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp như thường xuyên kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; kiên quyết xử lý các trường hợp chạy quá tốc độ, đỗ dừng không đúng nơi qui định; lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; chấn chỉnh công tác vận tải hành khách trên tuyến Bắc-Nam, đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp người điều khiển và người ngồi trên mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm tại các tuyến đường bắt buộc. Chỉ trong 20 ngày đầu tháng 8, cả nước đã xử lý trên 98 nghìn trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm. Đến nay việc đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường bắt buộc đã có những chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành của người dân đã tốt lên.
Thiệt hại do thiên tai
Từ cuối tháng 7 đến nay đã xảy ra tình trạng mưa to, lũ, lốc tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc đã gây thiệt hại và ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Theo báo cáo sơ bộ, đã có hàng vạn ha lúa hoa màu và hàng trăm ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại. Giá trị thiệt hại ước tính khoảng 39 tỷ đồng.

TỔNG CỤC THỐNG KÊ