1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số người tham gia bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội gồm số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các đối tượng sau:
– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng
tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- b) Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội là tỷ lệ phần trăm giữa số người tham gia bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội (%) |
= | Số người tham gia bảo hiểm xã hội năm báo cáo
|
× 100 |
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm báo cáo |
2. Phân tổ chủ yếu
– Hình thức tham gia bảo hiểm;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Vùng kinh tế – xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
– Số người tham gia bảo hiểm xã hội: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
– Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu “0201. Lực lượng lao động”.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
– Phối hợp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (cung cấp số liệu về số người tham gia bảo hiểm xã hội).
Chuyển đổi số - Động lực quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới
Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới". (03/09/2024)
Đề xuất 7 hành vi bị cấm trong quản lý đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó có đề xuất các hành vi bị cấm trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (26/08/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt tăng mạnh
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch qua (19-25/8) đẩy chỉ số MXV-Index tăng 1,4% lên 2.135 điểm. (26/08/2024)
Ngành giáo dục tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhất mục tiêu
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mong mỗi cán bộ quản lý, mỗi thầy giáo, cô giáo và nhân viên toàn ngành tiếp tục nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành giáo dục để đưa giáo dục Việt Nam tiếp tục đổi mới, phát triển. (24/08/2024)
Du lịch bứt tốc, kỳ vọng đà phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng
Trong bối cảnh du lịch đang phục hồi mạnh mẽ, các chuyên gia cho biết bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang có nhiều điểm thuận lợi cả phía cung và phía cầu, cũng như giá bán. Kỳ vọng phân khúc này sẽ chuyển biến tốt hơn trong thời gian tới. (23/08/2024)
Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước về công tác bảo hiểm y tế
Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, chiều 22/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Theo đó, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. (23/08/2024)