1. Khái niệm, phương pháp tính

Năng suất các nhân tố tổng hợp là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và lao động hoặc các nhân tố hữu hình, nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân,… (gọi chung là các nhân tố tổng hợp).

Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp được đo bằng tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất của các nhân tố tổng hợp.

Tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp ở phạm vi toàn nền kinh tế được xác định qua công thức:

GA = GY – bKGK – bLGL

Trong đó:

GA: Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp;

GY: Tốc độ tăng của GDP

GK: Tốc độ tăng trưởng của vốn,

GL: Tốc độ tăng trưởng của lao động;

bK và bL: Hệ số góc của vốn và lao động (bK + bL = 1)

2. Kỳ công bố: Năm có số tận cùng là 0, 3, 5, 8.

3. Nguồn số liệu

– Kết quả các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia.

– Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;

– Dữ liệu hành chính;

– Hệ số bK và bL tính toán từ bảng I/O được lập 5 năm một lần và sử dụng cho đến khi có bảng IO mới.

4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).