1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Số lượng cảng thủy nội địa

Số lượng cảng thủy nội địa là số lượng cảng thủy nội địa được công bố hoạt động hiện có trong kỳ báo cáo.

Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác; cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng. Cảng thủy nội địa gồm: Cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng.

b) Năng lực bốc xếp hiện có của cảng thủy nội địa

Năng lực bốc xếp hiện có của cảng thủy nội địa là khả năng xếp dỡ hàng hóa thông qua cảng mà cảng có thể đảm nhận được trong kỳ báo cáo.

Năng lực bốc xếp hiện có được tính theo thiết kế.

c) Năng lực bốc xếp mới tăng của cảng thủy nội địa

Năng lực bốc xếp mới tăng của cảng thủy nội địa là khả năng bốc xếp hàng hóa thông qua cảng mới tăng do hoạt động đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới các cảng thủy nội địa được hoàn thành đầu tư xây dựng và công bố hoạt động trong kỳ báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu

– Cấp kỹ thuật;

– Cấp quản lý;

– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Vùng kinh tế – xã hội.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giao thông vận tải.