I. Số cuộc kết hôn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hộ tịch và Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Phân tổ chủ yếu
– Lần kết hôn (lần đầu/lần thứ 2 trở lên);
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Vùng kinh tế – xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
– Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
– Cơ sở dữ liệu về hộ tịch điện tử.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tư pháp.
II. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của dân số là số năm trung bình mà mỗi người sẽ sống độc thân trong suốt cuộc đời của mình, nếu như thế hệ này có tỷ trọng độc thân theo độ tuổi như tỷ trọng độc thân thu được tại thời điểm điều tra.
Để có cái nhìn toàn diện về tuổi bắt đầu cuộc sống có vợ/chồng của dân số, khi tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu, cơ quan thống kê không chỉ xác định những người có vợ/chồng là những người đã kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình mà còn xác định cả những người kết hôn có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nhưng không đăng ký; kết hôn không đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; tảo hôn; sống với nhau như vợ chồng.
Công thức tính:
Trong đó:
SMAM: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu.
5SX : Tỷ trọng độc thân trong nhóm 5 độ tuổi: x -> x+5.
S50 : Tỷ trọng độc thân chính xác ở độ tuổi 50 và S50 được tính bằng cách lấy giá trị trung bình của 5S45 và 5S50.
2. Phân tổ chủ yếu
– Giới tính;
– Thành thị/nông thôn;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Vùng kinh tế – xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
– Tổng điều tra dân số và nhà ở;
– Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
– Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
– Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
– Cơ sở dữ liệu về hộ tịch điện tử.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
– Phối hợp: Bộ Tư pháp (cung cấp cơ sở dữ liệu về hộ tịch điện tử).