I. Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của các loại sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản do người sản xuất trực tiếp bán và cung cấp ra thị trường.
Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản được tính dựa trên danh mục sản phẩm đại diện của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cho một thời kỳ nhất định.
Quyền số tính chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là tỷ trọng giá trị sản xuất của từng nhóm ngành sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Quyền số tính chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản được tính cho từng tỉnh, thành phố và cả nước.
Công thức tính
Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản được tính theo công thức Laspeyres có dạng tổng quát như sau:
2. Phân tổ chủ yếu
– Ngành kinh tế;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
II. Chỉ số giá sản xuất công nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số giá sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của các loại sản phẩm công nghiệp do người sản xuất trực tiếp bán và cung cấp ra thị trường.
Chỉ số giá sản xuất công nghiệp được tính dựa trên danh mục sản phẩm đại diện của hoạt động sản xuất công nghiệp cho một thời kỳ nhất định.
Quyền số để tính chỉ số giá sản xuất công nghiệp là tỷ trọng giá trị sản xuất của từng nhóm sản phẩm công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Quyền số tính chỉ số giá sản xuất công nghiệp được tính cho từng tỉnh, thành phố và cả nước.
Công thức tính
Chỉ số giá sản xuất công nghiệp được tính theo công thức Laspeyres có dạng tổng quát như sau:
2. Phân tổ chủ yếu
– Ngành kinh tế;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra giá sản xuất công nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
III. Chỉ số giá sản xuất xây dựng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số giá sản xuất xây dựng là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của các loại sản phẩm xây dựng.
Chỉ số giá sản xuất xây dựng được tính dựa trên danh mục sản phẩm đại diện của hoạt động sản xuất xây dựng cho một thời kỳ nhất định.
Quyền số tính chỉ số giá sản xuất xây dựng là tỷ trọng giá trị sản xuất xây dựng của từng nhóm sản phẩm xây dựng trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành xây dựng. Quyền số tính chỉ số giá sản xuất xây dựng được tính cho từng địa phương, 6 vùng kinh tế – xã hội và cả nước.
Chỉ số giá sản xuất xây dựng được tính theo công thức Laspeyres có dạng tổng quát như sau:
2. Phân tổ chủ yếu
– Ngành kinh tế;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Vùng kinh tế – xã hội.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra giá sản xuất xây dựng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
– Phối hợp: Bộ Xây dựng.
IV. Chỉ số giá sản xuất dịch vụ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số giá sản xuất dịch vụ là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của các loại sản phẩm dịch vụ do người sản xuất trực tiếp bán và cung cấp ra thị trường.
Chỉ số giá sản xuất dịch vụ được tính dựa trên danh mục sản phẩm đại diện của hoạt động sản xuất dịch vụ cho một thời kỳ nhất định.
Quyền số để tính chỉ số giá sản xuất dịch vụ là tỷ trọng giá trị sản xuất của từng nhóm sản phẩm dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành dịch vụ. Quyền số tính chỉ số giá sản xuất dịch vụ được tính cho từng tỉnh, thành phố và cả nước.
Công thức tính
Chỉ số giá sản xuất dịch vụ được tính theo công thức Laspeyres có dạng tổng quát như sau:
2. Phân tổ chủ yếu
– Ngành kinh tế;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu
– Điều tra giá tiêu dùng (CPI);
– Điều tra giá sản xuất dịch vụ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).