1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu học sinh phổ thông, là cơ sở cho công tác lập kế
hoạch phát triển cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học và giáo viên. Đây là một trong
những chỉ tiêu thống kê quan trọng để đánh giá hiện trạng và tình hình giáo dục phổ
thông, làm căn cứ để tính nhiều chỉ tiêu thống kê có liên quan đến mức độ phổ cập giáo
dục trên phạm vi cả nước.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Học sinh phổ thông là người đang theo học các lớp từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc các
trường phổ thông.
Học sinh phổ thông chia theo cấp học có học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ
sở và học sinh trung học phổ thông:
– Học sinh tiểu học là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
– Học sinh trung học cơ sở là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9
– Học sinh trung học phổ thông là học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.
Tuổi của học sinh được tính theo năm. Nhóm tuổi để tính phổ cập đúng tuổi được
quy định như sau:
– Tiểu học: từ 6 tuổi đến 10 tuổi.
– Trung học cơ sở: từ 11 tuổi đến 14 tuổi.
– Trung học phổ thông: từ 15 tuổi đến 17 tuổi.
Học sinh phổ thông chia theo tình trạng học tập và thời gian xác định có học sinh
tuyển mới và học sinh lưu ban:
– Học sinh tuyển mới là học sinh bắt đầu vào học ở lớp đầu cấp học (lớp 1, lớp 6,
lớp 10) hoặc học sinh mới chuyển đến, hoặc học sinh đã bỏ học ở các lớp khác, nay trở lại
học vào kỳ khai giảng tại các trường.
– Học sinh lưu ban là học sinh sau một năm học không được lên lớp, phải học lại
lớp học đó trong năm học tiếp theo.
3. Phân tổ chủ yếu
– Loại hình;
– Loại trường;
– Giới tính;
– Dân tộc;
– Nhóm tuổi;
– Tuyển mới;
– Lưu ban;
– Bỏ học;
– Xã/phường/thị trấn.
4. Nguồn số liệu
Báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo.