1. Khái niệm, phương pháp tính
Tuổi là khoảng thời gian sống của một người tính từ ngày sinh đến một thời điểm nhất định. Trong thống kê dân số, tuổi được tính bằng số năm tròn (không kể số ngày, tháng lẻ) và thường được gọi là “tuổi tròn”.
Tuổi tròn được xác định như sau:
- Nếu tháng sinh nhỏ hơn (xảy ra trước) tháng điều tra thì: Tuổi tròn = Năm điều tra – Năm sinh
- Nếu tháng sinh lớn hơn (sau) hoặc trùng tháng điều tra thì: Tuổi tròn = Năm điều tra – Năm sinh – 1
2. Phân tổ chủ yếu
Ngoài phân tổ theo từng độ tuổi, cơ cấu dân số theo độ tuổi còn được phân tổ theo nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi, trong đó tách riêng nhóm 0 tuổi. Bởi vậy, các nhóm tuổi hình thành như sau:
- Theo nhóm 5 độ tuổi:
- 0 tuổi;
- 1 – 4 tuổi;
- 5 – 9 tuổi;
- 10 – 14 tuổi;
- …
- 75 – 79 tuổi;
- 80 – 84 tuổi;
- 85 tuổi trở lên.
- Riêng nhóm 1 – 4 tuổi có thể được tách riêng theo từng độ tuổi một.
- Theo nhóm 10 độ tuổi:
- 0 tuổi;
- 1 – 9 tuổi;
- 10 – 19 tuổi;
- 20 – 29 tuổi;
- …
- 70 – 79 tuổi;
- 80 – 89 tuổi;
- 90 tuổi trở lên.
Đối với các mục đích nghiên cứu chuyên đề về giáo dục – đào tạo, sinh sản của dân số, lao động, kinh tế, người ta còn phân tổ thành các nhóm tuổi phù hợp với việc nghiên cứu độ tuổi đi học, độ tuổi kết thúc các cấp học, độ tuổi có khả năng sinh đẻ, độ tuổi tham gia lao động, v.v…
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Suy rộng từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số – kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Chủ trì: Cục Thống kê;
Phối hợp: Chi cục Thống kê; Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình; Công an cấp huyện.