Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua chỉ số giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người).

HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp.

Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:

HDI = (Isức khỏe  x   Igiáo dục   x   Ithu nhập)1/3

Trong đó:

(1) Isức khỏe: Chỉ số tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.

(2) Igiáo dục: Chỉ số giáo dục được tính bằng cách bình quân nhân giản đơn chỉ số năm đi học bình quân và chỉ số năm đi học kỳ vọng.

+ Số năm đi học bình quân được tính bằng tổng số năm đã đi học của dân số từ 25 tuổi trở lên chia cho tổng dân số từ 25 tuổi trở lên.

+ Số năm đi học kỳ vọng là tổng số năm đi học mà một đứa trẻ từ 5 tuổi trở lên có thể nhận được trong suốt cuộc đời. Giả định rằng xác suất bắt đầu ghi danh đi học tại một độ tuổi bất kỳ của đứa trẻ đó bằng tỷ lệ nhập học của độ tuổi đó.

Công thức:

: Số năm đi học kỳ vọng của độ tuổi a đến độ tuổi t;

: Số người đang đi học đúng tuổi theo lớp quy định  (trong đó i = a, a+1,…, n) tại trường học năm thứ t; n biểu thị giới hạn tuổi theo lý thuyết của trường học;

: Dân số trong độ tuổi đi học theo quy định năm thứ t. Tuổi của mức l biểu thị tổng dân số độ tuổi đi học của cấp l theo quy định;

Dl :  Thời gian lý thuyết của cấp l theo quy định.

(3) Ithu nhập: Chỉ số tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP – USD).

Các chỉ số thành phần trên được tính theo công thức chung như sau:

Giá trị chỉ số =

Giá trị thực – Giá trị tối thiểu

Giá trị tối đa – Giá trị tối thiểu

Riêng Ithu nhập được tính theo công thức:

Ithu nhập  =

ln (giá trị thực) – ln (giá trị tối thiểu)

ln (giá trị tối đa) – ln (giá trị tối thiểu)

Giá trị tối đa và tối thiểu của các chỉ số liên quan sử dụng tính HDI của Việt Nam được dựa trên Báo cáo phát triển con người (HDR) 2013 của UNDP:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị tối đa Giá trị  tối thiểu

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh


Năm


83,6


20,0


Số năm đi học bình quân


Năm


13,3


0,0


Số năm đi học kỳ vọng


Năm


18,0


0,0


Tổng thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP)


USD


87478


100

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.

Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng chi tiêu trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Chi tiêu của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật (kể cả các khoản do hộ tự sản xuất) mà hộ dân cư và các thành viên của hộ đã chi vào mục đích tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.

Tỷ lệ nghèo là số phần trăm về số người hoặc số hộ có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ được nghiên cứu.

Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo.

  • Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định bằng giá trị của một rổ hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người một ngày là 2100 Kcal.
  • Chuẩn nghèo chung được xác định bằng chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm cộng với mức chi tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm, gồm nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập, văn hoá giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc, v.v…

Hộ nghèo đa chiều: Hộ nghèo tiếp cận đa chiều là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo về thu nhập (gọi là chuẩn nghèo chính sách) trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo về thu nhập nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều được xác định dựa vào hai tiêu chí: Tiêu chí về thu nhập và Tiêu chí về các dịch vụ xã hội cơ bản, cụ thể như sau:

          – Tiêu chí thu nhập:

+ Chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập là mức thu nhập đảm bảo chi trả được những nhu cầu tối thiểu nhất mà mỗi người cần phải có để sinh sống, bao gồm nhu cầu về lương thực, thực phẩm và tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

+ Chuẩn nghèo về thu nhập (gọi là chuẩn nghèo chính sách) là mức thu nhập mà nếu hộ gia đình có thu nhập dưới mức đó sẽ coi là hộ nghèo về thu  nhập.

          – Tiêu chí về mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản:

+ Các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 5 dịch vụ: Y tế, Giáo dục, Nhà ở, Nước sạch và vệ sinh, Tiếp cận thông tin.

+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt gồm 10 chỉ số: (1) Trình độ giáo dục người lớn; (2) Tình trạng đi học của trẻ em; (3) Tiếp cận các dịch vụ y tế; (4) Bảo hiểm y tế; (5) Chất lượng nhà ở; (6) Diện tích nhà ở bình quân đầu người; (7) Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; (8) Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; (9) Sử dụng dịch vụ viễn thông; (10) Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số GINI) là chỉ tiêu phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư. Hệ số GINI được tính dựa vào đường cong LORENZ. Đường cong LORENZ được tạo bởi 2 yếu tố: Tỷ lệ thu nhập của dân cư cộng dồn và tỷ lệ dân số tương ứng cộng dồn.

Hệ số GINI (G) được tính theo công thức:

Trong đó:

F­­­­i – Tỷ lệ dân số cộng dồn đến người thứ i;

Yi – Tỷ lệ thu nhập cộng dồn đến người thứ i.

Khi hệ số GINI bằng 0, xã hội có sự phân phối thu nhập bình đẳng tuyệt đối, mọi người dân có thu nhập như nhau và khi hệ số GINI bằng 1, xã hội có sự phân phối thu nhập bất bình đẳng tuyệt đối, một người dân hưởng toàn bộ thu nhập của cả xã hội. Như vậy, hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số GINI càng gần 1 thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong dân cư càng lớn.

Thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương trong khu vực nhà nước là thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất như lương, gồm: tiền làm thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp,…của những người lao động làm việc trong khu vực nhà nước. Các khoản thu nhập này có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.

Thu nhập bình quân là tổng số tiền thu nhập thực tế tính bình quân một lao động đang làm việc

Công thức tính

Thu nhập bình quân của lao động
làm công ăn lương khu vực nhà nước

= S Wi  x  Li

S Li

Trong đó:

i: Thời gian tham chiếu (1 tháng)

Li: Số lao động làm công ăn lương khu vực nhà nước tại thời điểm điều tra.

Wi: Thu nhập của lao động làm công ăn lương khu vực nhà nước trong thời gian tham chiếu (1 tháng).