Việt Nam đang ở trong thời kỳ dân số vàng khi mà dân số trong độ tuổi lao động cao gấp 2 lần dân số ngoài độ tuổi lao động. Hằng năm, dân số trong độ tuổi lao động tham gia thị trường lao động chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng trên 75%. Mặc dù vậy, phần đông người lao động của Việt Nam vẫn còn phải đang chấp nhận làm các công việc dễ tổn thương, không được đóng bảo hiểm xã hội, không có hợp đồng lao động. Đó là việc làm phi chính thức.

    Đối với một quốc gia có dân số đông và nền kinh tế phát triển thấp như Việt Nam, việc làm phi chính thức là một phần không thể thiếu góp phần quan trọng trong quá trình giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động. Mặc dù tình trạng phi chính thức có tác động khá tiêu cực đến
thu nhập, an toàn và sức khỏe của người lao động nhưng đôi khi họ vẫn buộc phải làm công việc phi chính thức như là một lựa chọn không thể khác để đảm bảo cuộc sống mưu sinh trong bối cảnh các điều kiện phúc lợi xã hội còn hạn chế hoặc thu nhập từ công việc chính thức không đảm bảo.

    Nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để phát triển kinh tế, giải bài toán chính thức hóa lao động có việc làm phi chính thức nhằm đảm bảo việc làm tử tế cho người lao động nhưng tình trạng người lao động bị buộc phải làm các công việc phi chính thức, thiếu bền vững nhiều năm qua vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt trong 2 năm vừa qua, 2020-2021, dưới sự tác động mạnh của cơn bão đại dịch Covid 19.

    Để có bức tranh tổng quan về thực trạng lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam, đặc biệt là qua 2 năm chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid 19, Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ kỹ thuật của văn phòng ILO Việt Nam biên soạn báo cáo “Tổng quan về lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam”. Trên cơ sở thông tin được thu thập từ điều tra lao động việc làm hàng năm, báo cáo đi sâu phân tích một số đặc trưng cơ bản của lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam theo các chiều cạnh khác nhau; báo cáo cũng đánh giá các yếu tố tác động đến tình trạng làm việc phi chính thức của lao động và trình bày một số kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng lao động Việt Nam, góp phần đảm bảo việc làm tử tế hơn cho người lao động. Ngoài phần biểu tổng hợp và các phụ lục, kết cấu và nội dung Báo cáo được trình bày trong 4 chương.
Chương I. Khái niệm, phương pháp đo lường và nguồn số liệu để tính chỉ tiêu thống kê lao động phi chính thức
Chương II. Đặc điểm của lao động phi chính thức Việt Nam
Chương III. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến lao động phi chính thức
Chương IV. Kết luận và kiến nghị.

    Tổng cục Thống kê chân thành cảm ơn sự hỗ trợ kỹ thuật của văn phòng ILO, sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình biên soạn Báo cáo Tổng quan về lao động có việc làm phi chính thức này. Rất mong sự hợp tác quý báu đó sẽ được duy trì và phát huy để các Báo cáo tiếp theo tiến hành thuận lợi và thành công hơn./.


Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế quý II/2023 Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng sẽ cải thiện hơn so với quý I/2023. (29/03/2023)

Sự cởi mở và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ

Bất chấp những khó khăn và thách thức dự kiến mà kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm nay, cộng đồng DN Hoa Kỳ vẫn rất tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng và sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam. (22/03/2023)

Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp

Tham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp. (22/03/2023)

Mỗi lít xăng RON 95-III và E5 RON 92 giảm 780 đồng, các mặt hàng dầu cũng giảm 800-1.250 đồng từ 15h hôm nay. (21/03/2023)

Tạo hành lang pháp lý để kiểm soát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng

Chiều tối 20/3, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự án Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) (21/03/2023)

Đối thoại, gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức buổi trao đổi với chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp với tinh thần khẩn trương nhằm chủ động bàn các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về hợp đồng mua bán điện. (21/03/2023)

Xem thêm