Bước sang năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, nhanh và khó lường với nhiều rủi ro, bất ổn, thiên tai, thời tiết cực đoan ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của dân cư và phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Trong nước, tháng 9/2024 cơn bão số 3 (Yagi) đã đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, đồng thời hoàn lưu của bão đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản, hạ tầng kinh tế – xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trước tình hình đó, với quyết tâm nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão lũ, sớm ổn định đời sống của Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Kết quả kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 của nước ta tiếp tục xu hướng tích cực, các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Ngành chế biến, chế tạo (chiếm trên 79,4% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp theo giá so sánh), do đó quyết định chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp và ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế.
Quý III/2024, hoạt động sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tăng trưởng tích cực hơn quý trước[1], đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã đóng góp tích cực và là động lực tăng trưởng của của nền kinh tế trong quý III và 9 tháng năm 2024.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2024 ước tính tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 9,59% so với quý III/2023[2]. đóng góp 3,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng của nền kinh tế với tốc độ tăng 11,41%, đây là mức tăng cao nhất của cùng kỳ các năm trong 6 năm gần đây[3], đóng góp 2,93 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
Tính chung lại, GDP 9 tháng năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2024 tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước[4], đóng góp 2,71 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng 9,76%[5], đóng góp 2,44 điểm phần trăm.
So với cùng kỳ năm trước, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2024 ước tính tăng 8,34% (quý I tăng 6,47%; quý II tăng 8,78%; quý III tăng 9,59%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,76% (quý I tăng 7,21%; quý II tăng 10,39%; quý III tăng 11,41%).
Hình 1. Tốc độ tăng GDP và giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng
so với cùng kỳ năm trước các năm 2011-2024 (%)
Chỉ số sản xuất (IIP) 9 tháng năm 2024 của một số ngành cấp II trọng điểm của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 28,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 24,7%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 18,8%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 16,9%; sản xuất xe có động cơ tăng 13,0%; dệt tăng 12,8%; sản xuất kim loại tăng 12,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 12,0%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,1%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,8%. Bên cạnh đó, chỉ số IIP của một số ngành giảm: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 0,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 3,7%.
Tốc độ tăng/giảm chỉ số IIP 9 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2020-2024 của một số ngành công nghiệp trọng điểm (%)
Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 03 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá cao[6]. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm[7].
Hình 2. Tốc độ tăng/giảm IIP ngành chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương (%)
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 9 tháng năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép thanh, thép góc tăng 26,7%; xăng, dầu tăng 20,3%; thép cán tăng 16,8%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 15,9%; đường kính tăng 13,5%; phân hỗn hợp NPK tăng 13,3%; sữa bột tăng 12,1%; ô tô tăng 11,9%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 16,5%; khí hóa lỏng LPG giảm 15,0%; điện thoại di động giảm 7,6%; than đá (than sạch) giảm 4,2%; bia giảm 2,8%; Alumin giảm 2,3%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2024 tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,6%).
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2024 tăng 5,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 8,5% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 19,4%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân chín tháng năm 2024 là 76,8% (bình quân chín tháng năm 2023 là 85,3%).
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành ngành chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/9/2024 tăng 1,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,6%; % so với cùng thời điểm năm trước
Bước sang quý IV/2024, kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chịu nhiều tác động trước những rủi ro, bất ổn trên thế giới về kinh tế, chính trị, thiên tai, dịch bệnh… Để ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phát huy vai trò quan trọng và là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, các cấp, các ngành cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu, hỗ trợ sản xuất công nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất. Cụ thể như sau:
Một là, cần có giải pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong thiệt hại do cơn bão số 3 Yagi gây ra các tỉnh, thành phố phía Bắc; tiếp tục duy trì hạ lãi xuất cho vay, đặc biệt ưu tiên có chính sách đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại do cơn bão Yagy gây ra;
Hai là, doanh nghiệp rất cần chính phủ, các cấp, các ngành hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ưu tiên có chính sách đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại do cơn bão gây ra trong khâu tiêu thụ sản phẩm như: tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu, giảm chi phí logistics,…
Ba là, Chính phủ, các cấp, các ngành thúc đẩy giải ngân nhanh các gói hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời và hiệu quả. Đặc biệt tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi thuận lợi, nhanh chóng; kích cầu tiêu dùng trong nước;
Bốn là, do giá dầu thô, khí đốt trên thế giới vẫn ở mức cao, chi phí logistics tăng và nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tăng, do vậy doanh nghiệp rất cần chính phủ, các cấp, các ngành hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh;
Năm là, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giải ngân nhanh đầu tư công, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh đặc biệt là ngành xây dựng, công nghiệp phát triển, giải quyết việc làm, thu nhập của người lao động, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế;
Sáu là, đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả trong ngăn chặn hàng nhập lậu, chống chuyển giá, gian lận nhãn mác trong các doanh nghiệp;
Bảy là, tuyên truyền và đẩy mạnh chính sách tiêu dùng trong nước, kích cầu tiêu thụ trong nước “người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam”./.
[1] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2024 theo quý: quý I là 6,47%; quý II là 8,78%; quý III là 9,59%.
[2] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III các năm 2012-2024 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 8,17%; 4,85%; 6,59%; 9,29%; 7,9%; 9,93%; 9,45%; 9,38%; 2,38%; -4,6%; 10,69%; 4,51%; 9,59%.
[3] Tốc độ tăng/giảm giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý III các năm 2019-2024 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 10,38%; 3,46%; -4,83%; 11,24%; 5,59%; 11,41%.
[4] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 9 tháng các năm 2011-2024 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 8,79%; 7,92%; 4,62%; 5,51%; 8,93%; 7,07%; 6,92%; 8,90%; 8,64%; 2,30%; 3,06%; 9,12%; 1,59% và 8,34%.
[5] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng các năm 2011-2024 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 12,06%; 8,10%; 5,91%; 6,21%; 8,78%; 10,49%; 10,76%; 11,51%; 9,91%; 3,20%; 4,36%; 9,99%; 1,94% và 9,76%.
[6] Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: Lai Châu tăng 47,0%; Phú Thọ tăng 40,3%; Quảng Ninh tăng 28,4; Bắc Giang tăng 28,2%; Bà Rịa- Vũng Tàu tăng 22,7%; Thanh Hóa tăng 20,0%; Bình Phước tăng 17,5%; Quảng Nam tăng 17,4%; Hà Nam tăng 15,9%; Hòa Bình tăng 15,2%..
[7] Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng thấp hoặc giảm là: Thái Bình tăng 4,3%; Đăk Nông và Sơn La cùng tăng 2,9%; Tuyên Quang tăng 1,5%; Khánh Hòa tăng 1,3%; Hà Giang và Gia Lai cùng giảm 1,3%; Quảng Ngãi giảm 2,4%; Hà Tĩnh giảm 4,9%; Cao Bằng giảm 6,6%.
Saigon Co.op xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ
Ngày 23/10, Công ty TNHH MTV phân phối Saigon Co.op (SCD) và Công ty STC Natural Vina tiến hành bàn giao hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ. (24/10/2024)
Thái Nguyên hướng đến chuyển đổi xanh
Để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu, chủ động nắm bắt cơ hội của quá trình chuyển đổi carbon thấp, UBND tỉnh Thái Nguyên đang triển khai kế hoạch hành động tăng trưởng xanh để thực hiện hiệu quả phương án bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu và mục tiêu tăng trưởng xanh. (23/10/2024)
De Heus góp phần vào phát triển chăn nuôi bền vững để hướng tới Net Zero
Phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp không chỉ ở việc cải thiện các yếu tố môi trường, mà còn là việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi để tối ưu hóa tài nguyên, cũng như xây dựng năng lực và lợi nhuận bền vững cho toàn bộ chuỗi giá trị. Hiểu được nhu cầu của mỗi phân khúc chăn nuôi, Tập đoàn De Heus luôn linh hoạt xây dựng các giải pháp để mỗi khách hàng đều có thể phát triển trang trại của mình trên toàn cầu một cách bền vững. (22/10/2024)
PV GAS tăng tốc, đẩy mạnh mô hình kinh doanh tích hợp
Tại Hội nghị kinh doanh và phát triển thị trường khí được tổ chức tuần qua tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Tổng Giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong khẳng định nhanh chóng tăng tốc, đẩy mạnh mô hình kinh doanh tích hợp phù hợp với Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh các sản phẩm khí mới ban hành, với mục tiêu cao nhất là đưa PV GAS tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững. (21/10/2024)
Diễn đàn Đa phương MSF 2024: Lần đầu tiên vinh danh sáng kiến công nghệ số vì nhóm yếu thế
Ngày 18/10, tại Hà Nội, Samsung Việt Nam phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Diễn đàn Đa phương (MSF) 2024. (19/10/2024)
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ TBA 500kV Chơn Thành
Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công 4 mạch của nhánh rẽ 220kV Chơn Thành thuộc dự án TBA 500kV Chơn Thành và đấu nối. (18/10/2024)